Trang chủ    Giới thiệu    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO    ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 1    Báo in    chuyên ngành Báo in (áp dụng cho khóa 38)

chuyên ngành Báo in (áp dụng cho khóa 38)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành theo Quyết định số 4974-QĐ/HVBCTT-ĐT ngày 26 tháng 10 năm 2018

của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Cơ sở giáo dục             : Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục:

Tên văn bằng               : Cử nhân Báo chí

Tên chương trình        : Báo in

Trình độ đào tạo         : Đại học

Ngành đào tạo             : Báo chí                                Mã số: 7320101

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo trình độ cử nhân nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống lành mạnh; có khả năng thực hiện các kỹ năng nghiệp vụ của nhà báo và công việc ở cơ quan báo chí; làm chuyên môn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị đòi hỏi kiến thức, kỹ năng ngành báo chí; có khả năng tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học thạc sĩ, tiến sĩ.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

- Có kiến thức lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam, về quốc phòng an ninh; có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất;

- Có kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng phù hợp với chuyên ngành Báo in;

- Có kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn báo chí – truyền thông của Việt Nam và thế giới;

- Có kiến thức chuyên sâu về quy trình và phương pháp sáng tạo, tổ chức sản xuất các sản phẩm báo in;

- Có đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu việc làm và học tập ở bậc sau đại học trong lĩnh vực báo chí - truyền thông.

1.2.2. Về kỹ năng

* Kỹ năng cứng:

- Có kỹ năng tích hợp trong lao động sáng tạo tác phẩm báo chí ở các loại hình báo chí và chuyên ngành báo in: Kỹ năng phát hiện đề tài, thu thập và xử lý thông tin, sáng tạo tác phẩm báo chí, biên tập, theo dõi phản hồi…

- Có kỹ năng tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí - truyền thông nói chung và loại hình báo in nói riêng: Tổ chức sản xuất báo ngày, báo tuần, tạp chí, chuyên đề, chuyên san…; thiết kế, tổ chức dự án sản phẩm báo chí - truyền thông ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị…

- Cókỹ năng ứng dụng kỹ thuật công nghệtrong lao động báo chí: trong sáng tạo tác phẩm báo chí, trong tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí – truyền thông.

* Kỹ năng mềm:

- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm;

- Có kỹ năng tổng hợp, phân tích và xử lý tình huống trong tác nghiệp báo chí;

- Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong công việc chuyên môn.

1.2.3. Phẩm chất chính trị và đạo đức

- Trung thành với mục tiêu, lý tưởng XHCN; tư tưởng chính trị vững vàng, không hoang mang dao động trước những quan điểm lệch lạc, sai trái; làm tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân - nhà báo;

- Trung thực, thẳng thắn, xây dựng tập thể đoàn kết, không lợi dụng chức trách được giao để vụ lợi…;

- Có tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, cầu thị, hợp tác, thân thiện phục vụ cộng đồng;

- Có ý thức cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.

1.3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Người được đào tạo có khả năng đảm nhiệm các vị trí việc làm sau đây:

- Phóng viên, biên tập viên và các công việc chuyên môn khác trong các toà soạn báo, tạp chí, các hãng tin và các cơ quan báo chí khác (đài phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử…) có nhu cầu nhân lực báo chí tích hợp chuyên ngành báo in;

- Cán bộ chuyên môn báo chí trong các cơ quan, đơn vị đòi hỏi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ báo chí;

- Ngoài ra, có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến báo chí - truyền thông.

1.4. Trình độ ngoại ngữ

Người học khi tốt nghiệp phải đạt chứng chỉ trình độ tiếng Anh/tiếng Trung bậc 4/6 trở lên, hoặc các chứng chỉ tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

1.5. Trình độ Tin học

Người học có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.


 

2. Căn cứ xây dựng chương trình:

2.1. Căn cứ thực tiễn

2.1.1. Các chương trình đào tạo tham khảo

Chương trình đào tạo trong nước:

- Chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018.;

-  Chương trình đào tạo đại học ngành Báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018.

Chương trình đào tạo quốc tế:

- Chương trình cử nhân báo chí Đại học Truyền thông Anh London College of Communication năm 2018.

-  Chương trình cử nhân báo chí Đại học South Wales Prifysgol De Cymru năm 2018.

- Chương trình cử nhân báo chí Đại học Missouri - University of Missouri, Hoa Kỳ năm 2018

2.1.2. Kết quả khảo sát

* Khảo sát nhu cầu xã hội

- Thời điểm khảo sát: năm 2017

- Hình thức và đối tượng khảo sát:

+ Phỏng vấn an-két 300 phiếu hỏi trên phạm vi cả nước (100 phiếu tại các tỉnh miền Bắc, 100 phiếu khu vực miền Trung, 100 phiếu miền Nam, tập trung nhiều nhất ở 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh). Khảo sát được thực hiện với nhóm đối tượng làm việc liên quan đến lĩnh vực báo chí- truyền thông, như: biên tập viên, phóng viên, các nhà quản lý cơ quan báo chí- truyền thông, nhà nghiên cứu, chuyên gia lĩnh vực báo chí, các nhân viên, nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan là đối tác, khách hàng của doanh nghiệp báo chí- truyền thông.

+ Phỏng vấn sâu: chúng tôi gửi khung chương trình tuyển dụng và tiến hành phỏng vấn sâu đồng thời lấy ý kiến đánh giá của 15 nhà lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông, chuyên gia, tổng biên tập các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp truyền thông ở Việt Nam về chương trình đào tạo.

+ Tổ chức Hội thảo “Nhu cầu và kinh nghiệm đào tạo Báo in hiện nay”.

- Kết quả khảo sát:

Kết quả khảo sát an-két cho thấy rằng hầu hết các vị trí trong các cơ quan báo chí, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp là đối tác, khách hàng của doanh nghiệp báo chí- truyền thông đều rất cần các nhân lực có trình độ cao về báo chí. Với 132 nhà tuyển dụng là lãnh đạo của các cơ quan báo chí, doanh nghiệp truyền thông, 128 nhà tuyển dụng là đơn vị quảng cáo/phát hành/dịch vụ truyền thông, 19 đơn vị quản lý truyền thông và 9 đơn vị đào tạo, nghiên cứu truyền thông được khảo sát, kết quả cho thấy tỷ lệ cần các chuyên gia về chuyên ngành báo in tại mỗi vị trí đều đạt mức trên 60%. Trong đó, vị trí cần tuyển là: Phóng viên chiếm 70,2% và biên tập viên chiếm tỷ lệ 60,8%.

Kết quả phỏng vấn sâu và hội thảo cho chúng tôi những nhận định đồng nhất về sự cần thiết trong nhu cầu tuyển dụng, sự hợp lý về mục tiêu, thời lượng, cấu trúc, nội dung của chương trình đối với nguồn nhân lực chuyên ngành Báo in của các cơ quan báo chí, các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp là đối tác, khách hàng của doanh nghiệp truyền thông.

Tất cả kết quả khảo sát đều khẳng định việc đào tạo chuyên ngành báo in là nhu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

* Khảo sát chất lượng đào tạo với đối tượng sinh viên trước tốt nghiệp năm 2017, 2018 (báo cáo kết quả khảo sát lưu tại Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo).

2.2. Căn cứ pháp lí

- Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;

- Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về khối lượng kiến thức tối thiểu, năng lực người học đối với trình độ đào tạo đại học, thạc sỹ và tiến sỹ;

- Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

- Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

- Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học.

- Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học.

- Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền ban hành Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền;

- Công văn số 769/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 Về việc sử dụng tài liệu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. Chuẩn đầu ra

3.1. Về kiến thức

Kiến thức đại cương

CĐR 1. Xác định được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam.

CĐR 2. Hiểu được một cách hệ thống kiến thức các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có liên quan đến ngành học, như chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, tâm lý, văn học…

CĐR 3. Vận dụng được phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong nghiên cứu.

Kiến thức cơ sở ngành

CĐR 4. Phân tích được các lý thuyết, mô hình truyền thông, các loại hình truyền thông đại chúng; đặc điểm, xu hướng báo chí truyền thông thế giới và Việt Nam.

CĐR 5. Phân tích được vấn đề trong lý luận và thực tiễn báo chí - truyền thông, bao gồm lịch sử báo chí, văn hóa báo chí – truyền thông, tâm lý báo chí – truyền thông, truyền thông xã hội và mạng xã hội.

CĐR 6. Vận dụng được pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông trong các hoạt động tác nghiệp.

CĐR 7. Xác định được đặc điểm ngôn ngữ báo chí truyền thông, bao gồm ngôn ngữ viết, nói và hình ảnh.

CĐR 8. Xác định được các đối tượng công chúng báo chí và phương pháp nghiên cứu công chúng.

Kiến thức ngành

CĐR 9. Phân tích được cơ sở lý luận báo chí, bao gồm các khái niệm, đặc điểm, đối tượng, nguyên tắc và cách tiếp cận trong lĩnh vực báo chí.

CĐR 10. Xác định được các yêu cầu trong lao động của nhà báo, nguyên tắc hoạt động của nhà báo.

CĐR 11. Phân biệt được các loại hình báo chí, bao gồm báo in, báo ảnh, báo phát thanh, báo truyền hình, và báo mạng điện tử.

CĐR 12. Xác định được chức năng và đặc điểm của các thể loại tác phẩm báo chí theo từng loại hình, bao gồm đối tượng, nội dung, hình thức, đặc điểm ngôn ngữ và hình ảnh.

CĐR 13. Vận dụng được quy trình và phương pháp sáng tạo tác phẩm cho từng thể loại báo chí; nội dung, hình thức các thể loại tác phẩm báo chí theo từng lĩnh vực.

Kiến thức chuyên ngành

CĐR 14. Phân tích được đặc điểm của loại hình Báo in, bao gồm đối tượng, nội dung, hình thức, đặc điểm ngôn ngữ và hình ảnh.

CĐR 15. Vận dụng được quy trình và phương pháp sáng tạo các thể loại tác phẩm Báo in.

CĐR 16. Vận dụng được các quy trình lập kế hoạch và tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí-truyền thông.

3.2. Về kỹ năng

Kỹ năng chung

CĐR 17. Kỹ năng phân tích có phản biện thông tin và dữ liệu: Khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh đối chiếu thông tin, đưa ra nhận định và kết luận.

CĐR 18.Kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo: Khả năng xác định và phân tích những tình huống phức tạp, đưa ra nhiều phương án lựa chọn để xử lý các vấn đề.

CĐR 19. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ lời nói và văn bản một cách trôi chảy, chuẩn xác, hiệu quả.

CĐR20. Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ bậc 4/6 theo mô tả trong Khung trình độ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt nam, ban hành kèm thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

CĐR 21. Kỹ năng sử dụng CNTT và truyền thông trình độ cơ bản theo mô tả trong Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin ban hành kèm thông tư 03/2014/TT-BTTT.

Kỹ năng chuyên biệt cho ngành Báo chí

CĐR 22. Kỹ năng thâm nhập thực tế, thu thập và xử lý thông tin phục vụ quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí – truyền thông, bao gồm: xử lý tình huống và tiếp cận thông tin, phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp thông tin.

CĐR 23. Kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí phù hợp với thể loại và đối tượng công chúng, bao gồm: sáng tạo thông điệp tác phẩm; trình bày tác phẩm báo chí sử dụng ngôn ngữ viết, nói và hình ảnh hiệu quả.

CĐR 24. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện sản xuất tác phẩm và dự án báo chí- truyền thông.

CĐR 25. Kỹ năng sử dụng công cụ, trang thiết bị, phần mềm trong trình bày và sản xuất tác phẩm báo chí.

CĐR 26. Kỹ năng tổ chức, phát triển và quản lý các dạng báo in, bao gồm tạp chí, nhật báo, tuần báo và các ấn phẩm báo chí chuyên biệt.

CĐR 27. Kỹ năng đánh giá chất lượng, hiệu quả trong thực hiện sản xuất tác phẩm và dự án báo chí- truyền thông.

CĐR 28. Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn ở mức có thể hiểu được ý chính của bài nói hoặc viết về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực báo chí – truyền thông và có thể diễn đạt được nội dung, ý tưởng về chủ đề dưới hình thức nói và viết.

3.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

CĐR 29. Năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm.

CĐR30. Năng lực lãnh đạo, dẫn dắt trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành báo chí-truyền thông.

CĐR 31. Năng lực thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

CĐR 32. Năng lực tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.

CĐR  33. Năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực và đánh giá hiệu quả công việc.

4. Thời gian đào tạo: 4 năm

Tuỳ theo năng lực và điều kiện cụ thể mà sinh viên có thể sắp xếp để rút ngắn tối đa 2 học kỳ chính hoặc kéo dài tối đa 4 học kỳ chính so với thời gian đào tạo quy định trên. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.

5. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 130 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh).

6. Đối tượng, tiêu chí tuyển sinh

Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành báo in nếu có đủ các điều kiện sau:

- Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm THPT đạt 6,0 trở lên;

- Hạnh kiểm 3 năm THPT xếp loại Khá trở lên.

-  Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

-Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

 Đối tượng là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ, được ban hành kèm theo Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 Quy định nêu trên.

8. Cách thức đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân, được chuyển thành thang điểm 4 và điểm chữ theo quy định tại điều 23; điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ, được ban hành kèm theo Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

9. Nội dung chương trình

9.1. Cấu trúc chương trình

Tổngsốtínchỉphảitíchluỹ: 130tínchỉ (chưa bao gồm 12 tín chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh),trongđó:

Khối kiến thức giáo dục đại cương

44

- Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

- Khoa học xã hội và nhân văn

15

Bắt buộc:

9

Tự chọn:

6/18

- Tin học

3

- Ngoại ngữ

15/30

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

86

- Kiến thức cơ sở ngành

18

Bắt buộc:

12

Tự chọn: 

6/18

- Kiến thức ngành

28

- Kiến thức bổ trợ

11

Bắt buộc: 

5

    Tự chọn: 

6/24

- Kiến thức chuyên ngành

29

Bắt buộc:   

23

Thực tập nghiệp vụ, thực tập tốt nghiệp

8

Khóa luận/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp

6

Tự chọn:   

6/18

 

9.2. Chương trình khung

TT

Mã học phần

Tên học phần

Nội dung cần đạt được của từng học phần (tóm tắt)

Khối lượng kiến thức (LT/TH/

Tự học)

Học phần tiên quyết

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

44

 

1.1. Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

 

  1.  

TM01012

Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những kiến thức cơ bản, tổng hợp, có hệ thống những vấn đề về của triết học Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử); từ đó, người học có cơ sở và phương pháp nghiên cứu, học tập hợp lý, vận dụng vào quá trình đánh giá các hiện tượng đời sống.

3,0

 (2,5:0,5)

 

  1.  

KT01011

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Nội dung học phần gồm kiến thức về các phạm trù kinh tế cơ bản: hàng hóa, tiền tệ, giá trị, giá cả, cạnh tranh, cung cầu, giá trị thặng dư, tư bản, tích lũy, tuần hoàn, chu chuyển của tư bản, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay, tư bản nông nghiệp, địa tô tư bản, chủ nghĩa tư bản độc quyền, sở hữu, thành phần kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, …

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

CN01002

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang bị những kiến thức cơ bản và hệ thống về các nguyên lý của CNXHKH: quy luật ra đời và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; các vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình xây dựng xã hội XHCN

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

LS01002

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Những kiến thức cơ bản, hệ thống về sự ra đời của Đảng CSVN, sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH từ năm 1930 đến nay.

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn học; nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về nhân văn, đạo đức và văn hóa.

2,0

 (1,5:0,5)

 

1.2. Khoa học xã hội và nhân văn

15

 

Bắt buộc

9

 

  1.  

NP01001

Pháp luật đại cương

Bao gồm những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước nói chung và Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng; Những kiến thức cơ bản về pháp luật và hệ thống pháp luật XHCN; Những kiến thức cơ bản về phòng, chống tham nhũng và pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

3,0

(2,0:1,0)

TM01001

CN01001

 

  1.  

CT01001

Chính trị học

Trang bị những vấn đề lý luận chung nhất của lĩnh vực chính trị, từ việc làm rõ khái niệm chính trị, chính trị học, đối tượng, phương pháp nghiên cứu chính trị học, khái lược lịch sử tư tưởng chính trị đến việc làm rõ các phạm trù: quyền lực chính trị, chủ thể quyền lực chính trị, cơ chế thực thi quyền lực chính trị, quan hệ chính trị với kinh tế, văn hoá chính trị và đặc biệt làm rõ xu hướng chính trị của thế giới và định hướng XHCN ở Việt Nam

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

XD01001

Xây dựng Đảng

Nội dung học phần gồm: vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học; những vấn đề lý luận về xây dựng Đảng, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng; các mặt xây dựng nội bộ Đảng (xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức); công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; công tác dân vận của Đảng; Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và các lĩnh vực đời sống xã hội.

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

TG01004

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Nội dung học phần gồm: nhập môn phương pháp nghiên cứu khoa học; vấn đề nghiên cứu, xây dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu; đề tài nghiên cứu khoa học: Căn cứ lựa chọn   đề tài khoa học; xây dựng cơ sở lý thuyết cho một đề tài khoa học; xây dựng đề cương nghiên cứu một đề tài khoa học. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học; phương pháp và phân loại phương pháp nghiên cứu; một số phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

2,0

(1,5:0,5)

 

Tự chọn

 

 

  1.  

XH01001

Xã hội học đại cương

Nội dung môn học này làm rõ các kiến thức cơ bản liên quan đến bộ môn Xã hội học như đối tượng nghiên cứu, lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, các khái niệm cơ bản của Xã hội học; các phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành điều tra Xã hội học. Ngoài ra còn tìm hiểu các nội dung cần quan tâm của một số chuyên ngành nghiên cứu Xã hội học như: xã hội học gia đình, xã hội học nông thôn - đô thị, xã hội học truyền thông đại chúng.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

QT02552

Địa chính trị thế giới

Môn học gồm những nội dung cơ bản về vị trí chiến lược của địa lý các khu vực và châu lục trên thế giới: Các đặc điểm địa - chính trị; sự vận động - địa chính trị các châu lục, khu vực trên thế giới qua từ chiến tranh thế giới lần hai nhất đến nay; Địa - chính trị Việt Nam; Địa - chính trị của biển và địa - chính trị biển Đông.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

ĐC01001

Tiếng Việt thực hành

Những nội dung cơ bản, khái quát về lý thuyết tiếng Việt và thực hành tiếng Việt. Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng phân tích, phản biện, sáng tạo sản phẩm báo chí bằng ngôn từ.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

KT01006

Kinh tế học đại cương

Trang bị  những kiến thức cơ bản về bản chất kinh tế của các hoạt động kinh tế và các hiện tượng kinh tế, các quyết định kinh tế của người tiêu dùng, của nhà quản trị doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách, đưa ra công cụ để xác định các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia, phân tích các mối quan hệ lớn trên phạm vi toàn thể nền kinh tế; vai trò điều tiết vĩ mô của chính phủ thông qua hệ thống các chính sách tài khoá, tiền tệ, tỷ giá, giúp vận dụng những kiến thức này vào các hoạt động và tình huống thực tiễn.

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

TT01002

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Cung cấp những kiến thức nền tảng, chung nhất về văn hóa Việt Nam trên các mặt: những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa; diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam; vấn đề giao lưu tiếp biến trong văn hóa Việt Nam; mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường…

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

ĐC01006

Ngôn ngữ học đạicương

Trang bị cho sinh viên hiểu biết cơ bản và khái quát về các vấn đề ngôn ngữ học đại cương và trong báo chí - truyền thông; các kỹ năng xử lý ngôn từ, kỹ năng sáng tạo ngôn ngữ trong mối quan hệ với đối tượng tiếp nhận.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

TG01007

Tâm lý họcxã hội

Trang bị cho sinh viên nắm vững các tri thức cơ bản của Tâm lý học xã hội nhằm phát hiện, lý giải và hình thành các tác động đối với các hiện tượng tâm lý xã hội, củng cố niềm tin trong việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động nghề nghiệp tương lai. Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng phân tích, đánh giá các hiện tượng tâm lý xã hội và xây dựng các chiến lược truyền thông nhằm phát triển các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

QT01001

Quan hệ quốc tế đại cương

Môn học gồm các nội dung cơ bản và hệ thống về quan hệ quốc tế như khái niệm, đặc trưng của quan hệ quốc tế; chủ thể và các mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, đặc biệt nhấn mạnh đến quốc gia độc lập có chủ quyền và tổ chức quốc tế; các quy luật trong quan hệ quốc tế; xung đột và hợp tác trong quan hệ quốc tế; các vấn đề toàn cầu; đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

ĐC01004

Lý luận văn học

Những kiến thức cơ bản về lý luận văn học và ứng dụng trong thực tiễn, lí giải rõ các thành tố làm nên văn học và mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố đó với văn học; tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật, định vị chính xác Văn học trong các hệ thống, trong các mối quan hệ.

2,0

(1,5:0,5)

 

1.3. Tin học

3

 

  1.  

ĐC01005

Tin học ứng dụng

Trang bị các kiến thức cơ bản về CNTT; sử dụng máy tính và mạng; sử dụng các phần mềm xử lý văn bản (Microsoft Word,…), xử lý bảng tính (Microsoft Excel,…), thiết kế trình chiếu (Microsoft PowerPoint,…) và yêu cầu sinh viên làm bài tập ứng dụng.

3,0 (1,0:2,0)

 

1.4. Ngoại ngữ(chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Trung)

15/30

 

  1.  

NN01015

Tiếng Anh học phần 1

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:  Các thời thể ngữ pháp tiếng Anh dành cho sinh viên trình độ tiền trung cấp (Pre-intermediate); từ vựng được sử dụng trong các tình huống hàng ngày; các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ tiền trung cấp. Bước đầu sinh viên tập nghe giảng bằng tiếng Anh trong các bài học tiếng Anh.

4,0  (2,0:2,0)

 

  1.  

NN01016

Tiếng Anh học phần 2

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Các thời thể ngữ pháp tiếng Anh ở mức độ nâng cao hơn so với học phần Tiếng Anh 1. So sánh đối chiếu sự khác nhau giữa các hành động lời nói. Cung cấp từ vựng để nói về các chủ điểm quen thuộc như gia đình, sở thích, công việc…. Cách cấu tạo, kết hợp và sử dụng các loại từ vựng.Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ giữa tiền trung cấp và trung cấp.

4,0

 (2,0:2,0)

 

  1.  

NN01017

Tiếng Anh học phần 3

Học phần này giúp sinh viên ôn tập và củng cố những kiến thức cơ bản về: các hiện tượng ngữ pháp ở mức phức tạp như so sánh, bị động, câu điều kiện…Cung cấp từ vựng ở hầu hết các chủ điểm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện các kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết thông qua các dạng bài tập đa dạng: kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu, viết thư/viết đoạn văn, trao đổi về một số chủ đề quen thuộc.

4,0

 (2,0:2,0)

 

  1.  

NN01023

Tiếng Anh học phần 4

Học phần ôn tập và củng cố những kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ, kỹ năng thực hành tiếng. Từng bước trang bị một số lượng từ vựng liên quan đến các lĩnh vực học tập chuyên môn thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ trung cấp (Intermediate). Học phần cũng cung cấp một số kiến thức và kỹ thuật làm bài thi tiếng Anh theo các dạng thức đề thi hiện đang được sử dụng tại Việt Nam.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

NN01019

Tiếng Trung học phần 1

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phần ngữ âm, các nét cơ bản và các nguyên tắc viết chữ Hán đề có thể viết chữ Hán. Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản như: chào hỏi, giới thiệu được bản thân, gia đình, bạn bè, mua bán….Rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc, viết với các chủ đề đơn giản.

4,0

(2,0:2,0)

 

  1.  

NN01020

Tiếng Trung học phần 2

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản vềcách viết chữ Hán, so sánh được một số  âm Hán Việt, nắm được một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản, cung cấp từ vựng cơ bản đểtrình bày vềcác chủ điểm thông thường như công việc, sở thích, học tập, gia đình... Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết tiếng Hán ở mức độ tiền trung cấp.

4,0

 (2,0:2,0)

 

  1.  

NN01021

Tiếng Trung học phần 3

Môn học cung cấp kiến thức về các loại câu trong tiếng Hánvà cách diễn đạt phổ biến với các chủ điểm gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Giao tiếp trong những tình huống đơn giản thông qua việc trao đổi thông tin trực tiếp. Miêu tả về các tình huống giao tiếp và những vấn đề gần gũi, liên quan trực tiếp đến cuộc sống. Học phần cũng cung cấp một số kiến thức và kỹ thuật làm bài thi tiếng Trung HSK3 nhằm giúp sinh viên đạt được chuẩn đầu ra phù hợp.

4,0

 (2,0:2,0)

 

  1.  

NN01024

Tiếng Trung học phần 4

Học phần ôn tập và củng cố những kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ tiếng Hán, các kỹ năng thực hành tiếng Hán. Từng bước trang bị một số lượng từ vựng liên quan đến các lĩnh vực học tập chuyên môn thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ trung cấp. Học phần cũng cung cấp một số kiến thức và kỹ thuật làm bài thi tiếng Trung HSK4 cho sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra

3,0

(1,5:1,5)

 

2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

86

 

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

18

 

Bắt buộc

12

 

  1.  

BC02801

Lý thuyết truyền thông

Kiến thức chung vềmô hình và lý thuyết truyền thông; truyền thông liên cá nhân, truyền thông đại chúng và mạng xã hội; truyền thông trong khủng hoảng; chu trình truyền thông, lập kế hoạch truyền thông; giám sát, đánh giá và duy trì hoạt động truyền thông. Nhữngkỹ năng và nguyên lý truyền thông thông qua phân tích các chiến dịch, kế hoạch truyền thông trong thực tế và thực hành lập kế hoạch chương trình/ chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, ttruyền thông vận động và truyền thông thay đổi hành vi.

3,0

 (1,5:1,5)

 

  1.  

PT02306

Pháp luật và đạo đức báo chí– truyền thông

Những tri thức cơ bản, hệ thống và cập nhật về pháp luật liên quan đến hoạt động truyền thông; các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực truyền thông,quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền thông; tự do ngôn luận, tự do ngôn luận trên báo chí; địa vị pháp lý của báo chí ví và nhà báo; Quanniệm về đạo đức nghề nghiệp báochí truyền thông; cơ sở quy định đạo đức nghề nghiệp; các quy ước đạo đức nghề nghiệp; tiêu chí đánh giá về đạo đức nghề nghiệp; vấn đề tư dưỡng và rèn luyện đạo đức nghề nhiệp của nhà báo - nhà truyền thông...

3,0 

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC02115

Công chúng báo chí – truyền thông

Học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng về công chúng báo chí - truyền thông: khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò công chúng; Hoạt động tiếp nhận của công chúng; Phương pháp tiếp cận công chúng; Chiến lược và giải pháp phát triển công chúng. Sinh viên được thực hành nghiên cứu công chúng báo chí - truyền thông, rèn luyện các kỹ năng tiếp cận, nghiên cứu công chúng bằng các sản phẩm truyền thông.

3,0 

(1,5:1,5)

 

  1.  

QQ02101

Quan hệ công chúng và quảng cáo

Trang bị cho người học hệ thống lý thuyết cơ bản về quan hệ công chúng và quảng cáo, các mô hình truyền thông được sử dụng trong lĩnh vực này. Người học có thể phân biệt rõ được sự khác nhau giữa khái niệm, vai trò và chức năng của quan hệ công chúng và quảng cáo; mối quan hệ của các ngành nghề này với các ngành nghề khác trong lĩnh vực truyền thông; được trang bị các kỹ năng phân tích và đánh giá các sản phẩm hoặc các chiến dịch truyền thông; kỹ năng lập kế hoạch truyền thông trong hoạt động PR và quảng cáo.

3,0

(1,5:1,5)

 

Tự chọn

6/18

 

  1.  

PT03801

Ngôn ngữ báo chí

Những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ báo chí, hiểu và ứng dụng được chuẩn mực trong sử dụng ngôn ngữ báo chí trên các phương diện ngữ âm, từ vựng, cú pháp; hiểu và sử dụng ngôn ngữ báo trong tác phẩm báo chí...; có kỹ năng đánh giá ngôn ngữ báo chí trên một tác phẩm báo chí thuộc một thể loại, loại hình báo chí bất kỳ.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC02307

Biên tập văn bản báo chí

Nắm được đặc điểm của công tác biên tập, quy trình biên tập; từ việc lập kế hoạch tới các công đoạn biên tập văn bản ở các toà soạn cơ quan báo chí, các mẹo biên tập, ký hiệu dùng trong biên tập.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC02803

Tâm lý học báo chí - truyền thông

Những nội dung cơ bản, khái quát về tâm lý học và kiến thức cơ bản về tâm lý báo chí truyền thông. Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng phân tích, phản biện và vận dụng tâm lý học sáng tạo các sản phẩm báo chí.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

PT02805

Lịch sử báo chí

Những nội dung cơ bản, khái quát về nguồn gốc ra đời, quá trình và xu hướng phát triển của báo chí nói chung và các loại hình báo chí nói riêng như: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử…

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

PT02807

Truyền thông xã hội và mạng xã hội

Những nội dung cơ bản, khái quát về truyền thông xã hội: sự ra đời và phát triển của truyền thông xã hội trên thế giới và ở Việt Nam, giới thiệu một số mạng xã hội tiêu biểu, đặc điểm và vai trò của truyền thông xã hội, các xu hướng phát triển của truyền thông xã hội, các nguyên tắc ứng xử trên truyền thông xã hội, mối quan hệ giữa báo chí và truyền thông xã hội. Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng sử dụng mạng xã hội.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC02109

Văn hoá báochí - truyền thông

Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về văn hóa báo chí truyền thông: khái niệm, mối quan hệ giữa văn hóa và báo chí truyền thông; thực trạng văn hóa báo chí truyền thông và những giải pháp giúp nâng tầm văn hóa báo chí truyền thông hiện nay. Môn học trang bị cho sinh viên kỹ năng, thái độ ứng xử có văn hóa khi đi tác nghiệp tại cơ sở; giúp sinh viên chuyên ngành báo chí có thể vận dụng những kiến thức, hiểu biết của mình về văn hóa báo chí để ứng dụng trong hoạt động thực tiễn nghề nghiệp sau này.

3,0

(1,5:1,5)

 

2.2. Kiến thức ngành

28

 

  1.  

BC02110

Cơ sở lý luận báo chí

Những kiến thức cơ bản về truyền thông,báo chí; các loại hình báo chí đương đại; công chúng báo chí; các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí; các chức năng cơ bản của báo chí; các vấn đề tự do báo chí; lao động báo chí; phương pháp tiếp cận của báo chí-truyền thông; nhà báo – chủ thể hoạt động báo chí.Kỹ năng nghiên cứu, làm việc nhóm phân tích đánh giá các vấn đề thực tiễn trên cơ sở lý thuyết và quan điểm nghề nghiệp; phân tích, đánh giá các sự kiện và vấn đề trên báo chí – truyền thông được công chúng và dư luận xã hội quan tâm.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC03802

Lao động nhà báo

Những kiến thức và kỹ năng về đặc thù nghề nghiệp; những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của phóng viên;biết được tổ chức lao động trong cơ quan báo chí; nắm vững các phương pháp thu thập, khai thác thông tin, quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí. Sau môn học sinh viên có thể thực hành sáng tạo được các tác phẩm báo chí, hợp tác tổ chức sản xuất một sản phẩm báo chí.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC03804

Tác phẩm báo in

Những kiến thức cơ bản về các thể loại tác phẩm báo chí; trong đó tập trung nghiên cứu sâu về đối tượng, chức năng, các yếu tố nội dung, hình thức và qui trình sáng tạo tác phẩm báo chí;rèn luyện các kỹ năng và phương pháp sáng tạo các thể loạitác phẩm báo chí. Sau môn học sinh viên có thể thực hành sáng tạo được các thể loại tác phẩm báo chí cơ bản như: tin, bài phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, bình luận.

5,0

(2,0:3,0)

 

  1.  

PT03805

Tác phẩm báo phát thanh

Những kiến thức lý thuyết cơ bản về báo phát thanh: lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng, thế mạnh, hạn chế, các phương tiện tác động, phương pháp viết cho báo phát thanh, đặc điểm thể loại tin, phỏng vấn, phóng sự và chương trình phát thanh. Hình thành kỹ năng đọc, nói trên sóng phát thanh, kỹ năng thực hiện các tác phẩm phát thanh thuộc các thể loại: tin, phỏng vấn, phóng sự, và kỹ năng tổ chức sản xuất chương trình phát thanh.

5,0

(2,0:3,0)

 

  1.  

PT03806

Tác phẩm báo truyền hình

Những kiến thức và kỹ năng tác nghiệp và sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình, đặc biệt là những thể loại tác phẩm cơ bản như tin truyền hình, phóng sự truyền hình, phỏng vấn truyền hình. Sinh viên nắm vững quy trình làm tác phẩm, góc độ lựa chọn đề tài và sự phối hợp của một ê kíp sản xuất tác phẩm truyền hình.

5,0

(2,0:3,0)

 

  1.  

PT03807

Tác phẩm báo mạng điện tử

Những kiến thức lý thuyết cơ bản về báo mạng điện tử: Lịch sử hình thành và phát triển, đặc trưng, các yếu tố tác động đến hoạt động báo chí trong bối cảnh nền báo chí số, phương pháp viết cho báo mạng điện tử, đặc điểm thể loại tin, phỏng vấn, phóng sự và bình luận báo mạng điện tử; hiểu được vai trò của nhà báo đa kỹ năng, và phân bổ lao động nhà báo trong các tòa soạn báo điện tử.

5,0

(2,0:3,0)

 

  1.  

BC03840

Thực tế chính trị - xã hội

Người học thâm nhập thực tiễn; thu thập kiến thức chính trị - xã hội, nhất là cơ cấu tổ chức và nguyên tắc vận hành của hệ thống chính trị các cấp; viết báo cáo đánh giá về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội; bước đầu thực hành các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí – truyền thông tại nơi thực địa.

2,0

(1,0:1,0)

 

2.3. Kiến thức bổ trợ

11

 

Bắt buộc

5

 

  1.  

PT03848

Kỹ thuật và công nghệ truyền thông số

Những kiến thức, nguyên tắc, kỹ thuật sử dụng trang thiết bị và công nghệ để sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, tác phẩm báo in và báo mạng điện tử; Phân tích, đánh giá được hiệu quả sử dụng kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất các tác phẩm phát thanh, truyền hình, báo in và báo mạng điện tử; Biết sử dụng công nghệ truyền thông tin trực tiếp từ hiện trường về ban biên tập.

5,0

(1,0:4,0)

 

Tự chọn

6/24

 

  1.  

BC03813

Báo chí về chính trị - xã hội

Những kiến thức cơ bản về báo chí chính trị-xã hội và tầm quan trọng của nó trong đời sống xã hội; thông tin về báo chí chính trị-xã hội và một số vấn đề đặt ra. Sinh viên nghiên cứu, thực hành sản xuất tác phẩm báo chí về lĩnh vực chính trị-xã hội; sản xuất sản phẩm chuyên đề về lĩnh vực chính trị-xã hội

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

PT03814

Báo chí về kinh tế và an sinh xã hội

Những kiến thức cơ bản về kinh tế và an sinh xã hội: vị trí, vai trò, đặc trưng, kỹ năng, nguyên tắc cơ bản để sáng tạo tác phẩm báo chí về 2 lĩnh vực này. Sau đó, sinh viên thực hành: tự tìm kiếm, phản biện, chọn lựa đề tài và thực hiện được những tác phẩm báo chí về lĩnh vực kinh tế và an sinh xã hội một cách chính xác, hiệu quả.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC03815

Báo chí về khoa học và giáo dục

Những kiến thức cơ bản của báo chí về khoa học và giáo dục trong đời sống xã hội; thông tin về báo chí khoa học và giáo dục và một số vấn đề đặt ra. Sinh viên nghiên cứu, thực hành sản xuất tác phẩm báo chí về lĩnh vực khoa học và giáo dục; sản xuất sản phẩm chuyên đề về lĩnh vực khoa học và giáo dục.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

PT03816

Báo chí về an ninh quốc phòng

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thứccơ bản về vị trí, vai trò của quốc phòng an ninh trong giai đoạn hiện nay; hiểu được mục đích, yêu cầu, nội dung của việc tuyên truyền về giáo dục quốc phòng- an ninh và cách tuyên truyền trên các sản phẩm truyền thông. Sinh viên cũng nắm được cách viết báo về nội dung quốc phòng-an ninh, những lưu ý khi viết về Quốc phòng-an ninh

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC03817

Báo chí về văn hóa và nghệ thuật

Những nội dung cơ bản, khái quát về truyền thông lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật. các kỹ năng phân tích, phản biện và sáng tạo các sản phẩm, chiến dịch truyền thông lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật trên các bình diện khác nhau.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

PT03818

Báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu

Học phần cung cấp những hiểu biết cơ bản về môi trường và biến đổi khí hậu, và một số kỹ năng báo chí về đề tài này. Cụ thể, về phần kiến thức, làm rõ nguyên nhân, thực trạng và giải pháp của các vấn đề môi trường, xử lý chất thải, bảo vệ đa dạng sinh học, năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu… Về phần kỹ năng, bao gồm các kỹ năng kể chuyện, nhập vai, thu thập và phân tích thông tin, chọn lựa đề tài và góc độ phản ánh, phỏng vấn, điều tra… Sinh viên học cách phân tích các tác phẩm và sáng tạo sản phẩm về Môi trường và Biến đổi khí hậu

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

PT03819

Báo chí về thể thao và giải trí

Những kiến thức cơ bản về thể thao và giải trí; vị trí, vai trò, đặc trưng, kỹ năng và nguyên tắc cơ bản để sáng tạo tác phẩm báo chí về 2 lĩnh vực này. Sau đó, sinh viên thực hành tự tìm kiếm thông tin và thực hiện được những tác phẩm báo chí về lĩnh vực thể thao và lĩnh vực giải trí một cách chính xác, hiệu quả.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC03640

Báo chí - truyền thông với cácvấn đề toàn cầu

Những kiến thức cơ bản của báo chí - truyền thông với các vấn đề toàn cầu;  tầm quan trọng của báo chí - truyền thông với các vấn đề toàn cầu trong đời sống xã hội; thông tin về báo chí - truyền thông với các vấn đề toàn cầu và một số vấn đề đặt ra; nghiên cứu, thực hành sản xuất tác phẩm báo chí - truyền thông với các vấn đề toàn cầu; sản xuất sản phẩm chuyên đề báo chí - truyền thông với các vấn đề toàn cầu

3,0

(1,5:1,5)

 

2.3. Kiến thức chuyên ngành

29

 

Bắt buộc

23

 

  1.  

BC03601

Tác phẩm báo chí thông tấn

Những kiến thức và kỹ năng cơ bản về đặc trưng, thế mạnh, hạn chế, các phương tiện tác động, phương pháp viết các thể loại tác phẩm thuộc báo chí thông tấn cơ bản như: phỏng vấn, phóng sự, điều tra

6,0

(2,0:4,0)

 

  1.  

BC03602

Tác phẩm báo chí chính luận

Những kiến thức và kỹ năng cơ bản về đặc trưng, thế mạnh, hạn chế, phương pháp viết các thể loại tác phẩm thuộc báo chí chính luận cơ bản như: bình luận, chuyên luận, xã luận

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03604

Thực tập nghiệp vụ (năm ba)

Những kiến thức thực tiễn tác nghiệp báo chí trong chương trình đào tạo báo chí năm học thứ ba. Cụ thể: tiếp cận cơ quan báo chí để tìm hiểu, nắm bắt những hoạt động của cơ quan báo chí (tổ chức hoạt động cơ quan báo chí; quy trình sáng tạo tác phẩm và tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí); thâm nhập thực tiễn để thu thập kiến thức chính trị - xã hội và sáng tạo tác phẩm báo chí (viết/ảnh/phát thanh/truyền hình/báo mạng điện tử); viết báo cáo đánh giá về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội và những thu nhận về đợt thực tập;…

4,0

(0,5:3,5)

 

  1.  

BC03605

Thực tập tốt nghiệp (năm tư)

Những kiến thức thực tiễn tác nghiệp báo chí trong chương trình đào tạo báo chí năm cuối cùng (thực tập tốt nghiệp). Cụ thể: tiếp cận cơ quan báo chí để tham gia váo hoạt động tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí tìm hiểu, nắm bắt những hoạt động của cơ quan báo chí; thâm nhập thực tiễn để thu thập kiến thức chính trị - xã hội và sáng tạo tác phẩm báo chí ở mức cao hơn đợt thực tập năm thứ ba về số lượng chỉ tiêu tác phẩm (viết/ảnh/phát thanh/truyền hình/báo mạng điện tử); viết báo cáo đánh giá về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội và những thu nhận về đợt thực tập;…

4,0

(0,5:3,5)

 

  1.  

BC04801

Sản phẩm tốt nghiệp/ Khóa luận tốt nghiệp /Dự án tốt nghiệp

Sinh viên chọn lựa làm sản phẩm tốt nghiệp hoặc viết khoá luận tốt nghiệp, dự án tốt nghiệp. Sinh viên lựa chọn đề tài, dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

6,0

(0,5: 5,5)

 

Học phần thay thế khóa luận

6,0

 

  1.  

BC03606

Lý thuyết và kỹ năng báo chí - truyền thông dữ liệu

Những kiến thức cơ bản vềlý thuyết của báo chí và truyền thông dữ liệunhư khái niệm, lịch sử, vai trò, đặc điểm, hệ thống các loại hình báo chí – truyền thông dữ liệu mới; xu hướng và kỹ năng cơ bản trong ứng dụng báo chí - truyền thông dữ liệu trong sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí ở các cơ quan báo chí hiện nay; các kĩ năng tìm kiếm và xử lí dữ liệu, phục vụ cho các hoạt động tác nghiệp báo chí.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03607

Tác phẩm báo chí chuyên sâu

Kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí chuyên sâu theo lĩnh vực nội dung (nội chính, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, môi trường…).

Sinh viên phân tích được quá trình và phương pháp sáng tạo, thực hành kỹ năng sáng tạo các thể loại báo chí đòi hỏi kiến thức kỹ năng tổng hợp, nâng cao.

3,0

(1,0:2,0)

 

Tự chọn

6/18

 

  1.  

BC03808

Ảnh báo chí

Những kiến thức cơ bản vềkỹ thuật và tạo hình nhiếp ảnh báo chí; cơ sở lý luận ảnh báo chí; kỹ năng sáng tạo ảnh đơn; kỹ năng sáng tạo ảnh bộ. sinh viên nghiên cứu, làm việc nhóm, phân tích, đánh giá ảnh báo chí; sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03809

Nhật báo và tuần báo

Những kiến thức cơ bản về Nhật báo và Tuần báo; lịch sử ra đời và phát triển, đặc điểm của Nhật báo và Tuần báo; phân loại,mô hình tổ chức thông tin cho Nhật báo và Tuần báo; tổ chức hoạt động tòa soạn và quy trình sản xuất sản phẩm Nhật báo và Tuần báo; quản trị và kinh doanh sản phẩm Nhật báo và Tuần báo; cách xây dựng mô hình thông tin cho 1 sản phẩm Nhật báo và 1 sản phẩm Tuần báo; thực hiện tổ chức sản xuất 1 sản phẩm Nhật báo và 1 sản phẩm Tuần báo.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03810

Tạp chí

Những kiến thức cơ bản vềTạp chí; lịch sử ra đời và phát triển, đặc điểm, phân loại Tạp chí; mô hình tổ chức thông tin cho Tạp chí; tổ chức hoạt động tòa soạn và quy trình sản xuất sản phẩm Tạp chí; quản trị và kinh doanh sản phẩm Tạp chí.

cáchxây dựng mô hình thông tin cho 1 sản phẩm Tạp chí; thực hiện tổ chức sản xuất 1 sản phẩm Tạp chí.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03811

Ấn phẩm báo chí chuyên biệt

Những kiến thức cơ bản vềấn phẩm báo chí chuyên biệt và tầm quan trọng của báo chí chuyên biệt trong đời sống xã hội; Thông tin về các ấn phẩm báo chí chuyên biệt và một số vấn đề đặt ra. Thực hành sản xuất tác phẩm báo chí cho ấn phẩm báo chí chuyên biệt; sản xuất chuyên để báo chí cho ấn phẩm báo chí chuyên biệt

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03812

Dự án báo chí và các sản phẩm truyền thông

Những kiến thức cơ bản, có hệ thống về thiết kế dự án báo chí và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông như: những đặc trưng cơ bản về thiết kế dự án báo chí – truyền thông, khái niệm và đặc điểm của các sản phẩm truyền thông. Kỹ năng nghiên cứu, phân tích,đánh giá các vấn đề thực tiễn trên cơ sở lý thuyết và quan điểm nghề nghiệp; lập kế hoạch tổ chức sản xuất, cũng như sử dung các công cụ, phần mềm ứng dụng trong thiết kế, sản xuất sản phẩm truyền thông.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03603

Thiết kế và trình bày báo

Những kiến thức cơ bản, có hệ thống về thiết kế và trình bày một trang báo, một số báo; cách thức thiết kế như màu sắc, đường nét, mảng khối của măng sét tờ báo, tiêu đề bài viết; cách thức trình bày chuyên trang, chuyên mục.

3,0

(1,0:2,0)

 

Tổng

130

 

 

9.3. Ma trận chuẩn đầu ra chương trình đào tạo

Ma trận chuẩnđầu ra của chương trình đào tạochuyên ngành báo in là bảng đốiứng chuẩn đầu ra (CĐR) chương trình với các modul, học phần trong chương trình đào tạo, thể hiện sự đóng góp của các mô đun, học phần trong hình thành chuẩn đầu ra, được xác định thành hai cấp độ như sau:

Cấp độ 1 (1). Học phần giới thiệu các nội dung kiến thức/kỹ năng liên quan đến chuẩn đầu ra nhưng sinh viên chưa được thực hành (CĐR) đó.

Cấp độ 2 (2). Sinh viên được thực hành CĐR, các nội dung kiểm tra đánh giá được CĐR.

 

TT

Mã học phần

Kiến thức

Kỹ năng

Năng lực tự chủ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

1

TM01012

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

KT01011

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

CN01002

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

LS01002

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

TH01001

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

NP01001

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

CT01001

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

XD01001

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

TG01004

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

XH01001

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

QT 02552

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

ĐC 01001

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

KT 01006

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

TT 01002

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

ĐC 01006

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

TG 01007

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

QT01001

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

ĐC01004

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

ĐC01005

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

NN01015

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

21

NN01016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

22

NN01017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

23

NN01018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

24

NN01019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

25

NN01020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

26

NN01021

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

27

NN01022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

28

BC02801

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

29

PT02306

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

30

QQ02101

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

31

BC02115

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

32

PT03801

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

33

BC03207

 

 

 

 

 

 

2

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

34

PT02805

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35

BC02803

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

36

PT02807

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

37

BC02109

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

38

BC02110

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

39

BC03802

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

1

 

1

 

 

 

 

1

 

1

1

 

40

BC03804

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

2

 

 

2

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

41

PT03805

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

2

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

1

1

 

1

 

42

PT03806

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

2

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

1

1

 

1

 

43

PT03807

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

2

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

1

1

 

1

 

44

BC03821

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

1

 

 

 

2

 

 

1

 

1

 

1

1

1

1

1

45

PT03848

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

2

 

2

 

1

 

 

 

 

 

 

 

46

BC03813

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

47

PT03814

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

48

BC03815

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

49

PT03816

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

50

BC03817

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

51

PT03818

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

52

PT03819

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

53

BC03640

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

54

BC03601

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

2

 

 

1

 

 

 

1

2

 

 

 

 

1

 

 

1

 

55

BC03602

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

2

1

1

1

2

 

 

2

2

2

1

1

1

 

1

1

1

1

1

56

BC03808

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

2

1

 

 

1

 

 

2

2

2

1

1

1

 

1

1

1

1

1

57

BC03809

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

2

 

 

1

 

1

 

 

58

BC03810

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

2

2

 

1

1

1

 

1

1

1

 

1

59

BC03811

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

2

2

 

1

1

1

 

1

1

1

 

1

60

BC03812

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

2

2

 

1

1

1

 

1

1

1

1

1

61

BC03603

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

2

 

 

 

 

 

1

1

2

 

1

 

 

1

 

1

 

 

62

BC03604

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

 

1

1

1

 

 

2

2

2

1

1

1

 

1

1

1

1

1

63

BC03605

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

 

1

1

1

 

 

2

2

2

1

1

1

 

1

1

1

1

1

64

BC04801

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

1

 

 

2

2

1

2

1

1

 

1

1

1

1

1

65

BC03606

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

1

1

 

 

 

1

2

1

2

 

1

 

1

1

1

1

1

66

BC03607

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

1

1

1

 

 

1

2

1

2

1

1

 

1

1

1

1

1

 

10. Hướng dẫn thực hiện:

10.1. Kế hoạch đào tạo dự kiến:

- Năm học thứ 1: Sinh viên học chương trình đại cương. Cùng lúc đó, sinh viên được hướng dẫn chủ động tìm hiểu lý luận và kỹ năng báo chí cơ bản phục vụ cho quá trình đào tạo tiếp sau.

- Năm thứ 2: Sinh viên học các môn học cơ sở ngành về báo chí- truyền thông nói chung, báo in nói riêng.

- Năm thứ 3: Sinh viên được sắp xếp kiến tập tại các cơ sở thực tế, song song với học các môn học liên quan đến báo in theo kế hoạch.

- Năm thứ 4: Sinh viên được đào tạo các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu về báo in và được sắp xếp thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở có liên kết.

Cụ thể:

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

Học kỳ

1

2

3

4

5

6

7

8

  1.  

Triết học Mác – Lênin

3

X

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

X

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Pháp luật đại cương

3

X

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Chính trị học

2

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Xây dựng Đảng

2

 

 

 

 

 

X

 

 

  1.  

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

2

X

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Xã hội học đại cương

2

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Địa chính trị thế giới

2

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Tiếng Việt thực hành

2

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Kinh tế học đại cương

2

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Cơ sở văn hóa Việt Nam

2

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Ngôn ngữ học đạicương

2

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Tâm lý họcxã hội

2

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Quan hệ quốc tế đại cương

2

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Lý luận văn học

2

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Tin học ứng dụng

3

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Tiếng Anh học phần 1

3

X

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Tiếng Anh học phần 2

4

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Tiếng Anh học phần 3

3

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Tiếng Anh học phần 4

5

 

 

 

X

 

 

 

 

  1.  

Tiếng Trung học phần 1

3

X

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Tiếng Trung học phần 2

4

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Tiếng Trung học phần 3

3

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Tiếng Trung học phần 4

5

 

 

 

X

 

 

 

 

  1.  

Lý thuyết truyền thông

3

X

 

 

 

 

 

 

 

  1.  

Pháp luật và đạo đức báo chí– truyền thông

3

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Quan hệ công chúng và quảng cáo

3

 

 

 

 

X

 

 

 

  1.  

Công chúng báo chí – truyền thông

3

 

 

 

 

 

X

 

 

  1.  

Ngôn ngữ báo chí

3

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Biên tập văn bản báo chí

3

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Tâm lý học báo chí – truyền thông

3

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Lịch sử báo chí

3

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Truyền thông xã hội và mạng xã hội

3

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Văn hoá báochí - truyền thông

3

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Cơ sở lý luận báo chí

3

 

X

 

 

 

 

 

 

  1.  

Lao động nhà báo

3

 

 

X

 

 

 

 

 

  1.  

Tác phẩm báo in

5

 

 

 

X

 

 

 

 

  1.  

Tác phẩm báo phát thanh

5

 

 

 

X

 

 

 

 

  1.  

Tác phẩm báo truyền hình

5

 

 

 

 

X

 

 

 

  1.  

Tác phẩm báo mạng điện tử

5

 

 

 

 

X

 

 

 

  1.  

Thực tế chính trị - xã hội

2

 

 

 

 

X

 

 

 

  1.  

Kỹ thuật và công nghệ

truyền thông số

5

 

 

 

X

 

 

 

 

  1.  

Báo chí về chính trị - xã hội

3

 

 

 

 

 

 

X

 

  1.  

Báo chí về kinh tế và an sinh xã hội

3

 

 

 

 

 

 

X

 

  1.  

Báo chí về khoa học và giáo dục

3

 

 

 

 

 

 

X

 

  1.  

Báo chí về an ninh quốc phòng

3

 

 

 

 

 

 

X

 

  1.  

Báo chí về văn hóa và nghệ thuật

3

 

 

 

 

 

 

X

 

  1.  

Báo chí về môi trường và biến đổi khí hậu

3

 

 

 

 

 

 

X

 

  1.  

Báo chí về thể thao và giải trí

3

 

 

 

 

 

 

X

 

  1.  

Báo chí - truyền thông với cácvấn đề toàn cầu

3

 

 

 

 

 

 

X

 

  1.  

Tác phẩm báo chí thông tấn

3

 

 

 

 

 

 

X

 

  1.  

Tác phẩm báo chí chính luận

3

 

 

 

 

 

 

X

 

  1.  

Ảnh báo chí

3

 

 

 

 

 

X

 

 

  1.  

Nhật báo và tuần báo

3

 

 

 

 

 

X

 

 

  1.  

Tạp chí

3

 

 

 

 

 

X

 

 

  1.  

Ấn phẩm báo chí chuyên biệt

3

 

 

 

 

 

X

 

 

  1.  

Dự án báo chí và các sản phẩm truyền thông

3

 

 

 

 

 

X

 

 

  1.  

Thiết kế và trình bày báo

3

 

 

 

 

 

X

 

 

  1.  

Thực tập nghiệp vụ (năm ba)

4

 

 

 

 

 

X

 

 

  1.  

Thực tập tốt nghiệp (năm tư)

4

 

 

 

 

 

 

 

X

  1.  

Sản phẩm tốt nghiệp/ Khóa luận tốt nghiệp /Dự án tốt nghiệp

6

 

 

 

 

 

 

 

X

  1.  

Lý thuyết và kỹ năng báo chí - truyền thông dữ liệu

3

 

 

 

 

 

 

 

X

  1.  

Sáng tạo tác phẩm báo chí chuyên sâu

3

 

 

 

 

 

 

 

X

 

10.2. Các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình

* Về cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị đào tạo

   Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện đã có những cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo. Đối với báo in cần có những cơ sở vật chất cơ bản như giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy tính, máy chiếu, loa, mic, phòng thực hành sản xuất báo in, phòng thực hành Báo chí trẻ… Ngoài ra cần có hệ thống các đầu sách, tư liệu tham khảo cập nhật và đa dạng.

   Thêm vào đó, đối với đặc thù chuyên môn, nghiệp vụ, có những yêu cầu cơ sở vật chất đặc thù hơn nhằm đáp ứng được cho việc thực hành môn học được hiệu quả. Cụ thể:

+ Hầu hết các môn học thuộc nhóm cơ sở ngành, chuyên ngành đều cần các thiết bị như máy ảnh, máy quay phim, studio phát thanh và studio truyền hình và các thiết bị chuyên dụng...

+Môn Ấn phẩm báo chí chuyên biệt, Dự án báo chí và các sản phẩm truyền thông.:đối với môn học này, sinh viên có thể xây dựng kế hoạch và thực hiện một chuyến đi thực tế (chủ thể và đối tượng do giáo viên lựa chọn). Để tổ chức được bài tập này, cần có kinh phí để tổ chức tùy theo nội dung thực hiện.

+ Học phần Thực tập nghiệp vụ:để tăng cường thực tế và gắn với đặc thù nghề nghiệp là báo chí, tổ chức cho sinh viên đi kiến tập ở ở các cơ quan báo chí ở trung ương và địa phương. Thông qua các kỳ thực tập này, sinh viên sẽ được quan sát, có trải nghiệm thực tế làm báo chuyên nghiệp. Để thực hiện được chuyến đi này cần có sự hỗ trợ của Học viện về thủ tục, giấy tờ khi liên hệ làm việc, hỗ trợ công tác phí đối với giảng viên, hỗ trợ kinh phí cho sinh viên và sự đóng góp của sinh viên khi tham dự chuyến đi. 

* Về đội ngũ giảng viên

   Đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành Báo in của Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: 03 Phó giáo sư - Tiến sỹ, 04 Tiến sỹ, 04 Nghiên cứu sinh, 5 Thạc sĩ Báo chí học, cùng một số lượng đông đảo các giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ báo chí học đảm nhận chức danh giảng viên kiêm nhiệm tại khoa.

   Giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo cử nhân ngành báo in được tuyển chọn từ đội ngũ những giảng viên có năng lực và nhiệt huyết với nghề, có kiến thức nền tảng vững chắc, thành thạo ngoại ngữ và công nghệ được đào tạo cơ bản từ các trường có uy tín ở nước ngoài và của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tham gia giảng dạy chương trình này có nhiều nhà báo giỏi, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực báo chí truyền thông và giảng viên mời đến từ các trường đại học đối tác ở nước ngoài của Học viện.

* Về thư viện

Hiện nay, Trung tâm Thông tin Khoa học trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở thông tin quan trọng, hỗ trợ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học trong toàn Học viện. Tổng diện tích sử dụng của Trung tâm là 3419m2 trong đó có 2 phòng đọc diện tích 100m2, số lượng chỗ ngồi là 200 người, phòng bổ sung kỹ thuật, phòng hội thảo khoa học, phòng Internet với trên 20 máy tính phục vụ tra cứu, 4 kho để sách cùng các trang thiết bị phục vụ tương đối hiện đại. Trung tâm Thông tin Khoa học thường xuyên cập nhật các tài liệu mới, tổ chức biên tập, in ấn và phát hành giáo trình, tài liệu học tập phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và sinh viên của Học viện. Đặc biệt, hệ thống thư viện đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đọc với các phòng: phòng đọc sách, phòng đọc báo, tạp chí, phòng mượn tổng hợp, phòng ngoại văn… Hoạt động nghiệp vụ của thư viện được tin học hoá giúp cho việc mượn, trả và quản lý, khai thác có hiệu quả các tài liệu của thư viện. Các sách liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội, ngoại giao… nói chung và công tác tư tưởng nói riêng rất phong phú, là nguồn tư liệu quý giá để tra cứu tài liệu cho hoạt động đào tạo và học tập.

Nhà trường cũng có Thư viện điện tử hiện đại trang bị hệ thống sách, giáo trình tài liệu tham khảo phong phú đa dạng với 3608 tài liệu. Trong đó có, 362 đề tài khoa học; 249 giáo trình; 33 khóa luận tốt nghiệp; 37 luận án tiến sĩ; 1982 luận văn thạc sĩ; 899 sách tham khảo; 24 tạp chí; 22 thông tin. Bạn đọc có thể đọc toàn văn tài liệu số theo điạ chỉ: thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace.

10.3. Kế hoạch điều chỉnh chương trình

- Thời gian điều chỉnh: 2 năm đánh giá chương trình 1 lần. 4 năm điều chỉnh, đổi mới chương trình 1 lần.

- Việc điều chỉnh chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước:

(1) Tổ chức thu thập thông tin, minh chứng liên quan đến sự cần thiết phải cập nhật chương trình đào tạo (những thay đổi trong quy định của nhà nước, của Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chương trình đào tạo; những tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học thuộc ngành, chuyên ngành truyền thông; các vấn đề kinh tế xã hội, kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình đào tạo; phản hồi của các bên liên quan; những thay đổi học phần, môn học hoặc nội dung chuyên môn…).

 (2) Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật chương trình đào tạo và tổ chức lấy ý kiến của giảng viên trong Khoa về các nội dung điều chỉnh.

(3) Trình Hội đồng khoa học Khoa xem xét thông qua các nội dung điều chỉnh.

(4) Khoa nộp cho Học viện bản đề xuất các nội dung điều chỉnh chương trình đào tạo, các tài liệu và biên bản theo quy định.

- Việc điều chỉnh chương trình đào tạo phải tuân thủ theo nguyên tắc:

(1) Chương trình phải đảm bảo tính khoa học và hội nhập; cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của chương trình đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.

(2) Các học phần mới bổ sung vào chương trình đào tạo hoặc các học phần thuộc chương trình đào tạo có nội dung được điều chỉnh phải có đề cương chi tiết học phần theo mẫu quy định, được Bộ môn thông qua.

(3) Việc đưa môn học mới, bổ sung và điều chỉnh nội dung học phần phải được Hội đồng Khoa học của Khoa thông qua.

 

GIÁM ĐỐC

 

 

(đã ký)

 

Trương Ngọc Nam

 

 

 

CÁC TIN KHÁC


    Trang chủ    |     Giới thiệu      |     Tuyển Sinh       |     Tra cứu điểm thi       |      Hỏi đáp     |       Liên hệ