Trang chủ    Giới thiệu    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO    ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 1    Xã hội học    Chương trình ngành Xã hội học áp dụng từ 2020

Chương trình ngành Xã hội học áp dụng từ 2020

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3907-QĐ/HVBCTT-ĐT ngày 20/9/2020

của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

 

Tên cơ sở đào tạo                 : Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục:

Tên văn bằng                         : Cử nhân Xã hội học

Tên chương trình đào tạo    : Xã hội học

Trình độ đào tạo                   : Đại học

Ngành đào tạo                       : Xã hội học              

Mã số                                      : 7310301     

 

1. Mục tiêu của chương trình đào tạo (Pos)

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành xã hội học hàng đầu có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề xã hội, truyền thông và văn hóa tư tưởng, có kỹ năng nghiệp vụ, có tư duy sáng tạo, phản biện, làm việc trong môi trường công nghệ cao, khả năng thích ứng với hoàn cảnh và hội nhập quốc tế; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lí tưởng của Đảng; có đạo đức nghề nghiệp; có năng lực tự chủ và khả năng học tập suốt đời.

1.2. Mục tiêu cụ thể

PO1. Có những kiến thức cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiến thức khoa học xã hội nhân văn có liên quan đến ngành học;

PO2. Có kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành, nội dung cốt lõi của các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học;

PO3. Có kiến thức nền tảng về các chuyên ngành phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đặc biệt có kiến thức chuyên sâu phục vụ công tác lãnh đạo quản lý và truyền thông;

PO4. Có kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ ứng dụng vào chuyên ngành Xã hội học.

PO5. Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm trong nhận diện, phân tích và nghiên cứu các vấn đề xã hội;

PO6. Có khả năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học, làm việc trong môi trường công nghệ cao, thích ứng sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế;

PO7. Có khả năng tư vấn và triển khai các dự án phát triển cộng đồng, quản lý xã hội, nghiên cứu truyền thông nhằm phát triển xã hội;

PO8. Có kĩ năng tư duy độc lập, phản biện, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp.

PO9. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, trung thành với mục tiêu, lí tưởng của Đảng;

PO10. Có đạo đức nghề nghiệp, trung thực, thẳng thắn, xây dựng tập thể đoàn kết, sống vì sự phát triển của cộng đồng;

PO11. Có ý thức tổ chức, kỉ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lòng yêu nghề nghiệp.

1.3 Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

- Làm công tác nghiên cứu ở các viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở đào tạo, tổ chức phi chính phủ;

- Làm việc trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề;

- Làm việc trong các cơ quan truyền thông (nghiên cứu truyền thông, cán bộ trong cơ quan báo chí…);

- Làm việc trong các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức phi chính phủ …;

- Làm trong các cơ quan, doanh nghiệp về các lĩnh vực quảng cáo, quan hệ công chúng, maketting, phát triển thị trường, chăm sóc khách hàng…

- Trình độ ngoại ngữ

Người học khi tốt nghiệp phải đạt trình độ ngoại ngữ B1 khung châu Âu.

- Trình độ tin học

Người học có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

2.Căn cứ xây dựng chương trình

2.1. Căn cứ thực tiễn

2.1.1. Các chương trình đào tạo tham khảo

Chương trình đào tạo trong nước:

Chương trình tham khảo chương trình đào tạo đại học ngành Xã hội học của Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2019).

Chương trình đào tạo quốc tế: chương trình đào tạo cử nhận Xã hội học của Đại học Khoa học Xã hội Singapore (năm 2020).

2.1.2. Kết quả khảo sát

* Khảo sát nhu cầu xã hội

Hoạt động đánh giá chương trình đào tạo Cử nhân Xã hội học (XHH) tại trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thực hiện dựa trên phương pháp lấy ý kiến đánh giá của các giảng viên, nhà tuyển dụng nhân lực XHH, các sinh cựu sinh viên XHH của trường và các nhà lãnh đạo quản lý. Nghiên cứu được thiết kế kết hợp dựa trên nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng từ năm 2002 đến nay, nội dung nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá về khung chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của chương trình cũng như quy trình xây dựng chương trình và nội dung đào tạo cử nhân XHH tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu chương trình đã được đổi mới 3 lần và đây là chương trình dự định thay đổi lần thứ tư.

Khảo sát chất lượng đào tạo với đối tượng sinh viên trước tốt nghiệp năm 2017, 2018 (báo cáo kết quả khảo sát lưu tại Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo).

2.2 Căn cứ pháp lí

Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18/06/2012 của Quốc hội ban hành.

          Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội ban hành Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

          Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;

          Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;

          Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học;

          Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

          Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học;

          Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trường Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học;

          Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền ban hành Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền;

Công văn số 769/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 Về việc sử dụng tài liệu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội ban hành Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

  1. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo, người học có thể:

Kiến thức

A. Kiến thức đại cương

PLO1.Hiểu được các kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam làm nền tảng cho việc định hướng học tập, làm việc theo ngành được đào tạo.

PLO 2. Hiểu và vận dụng các kiến thức về các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có liên quan đến ngành học.

B. Kiến thức ngành

PLO3.Hiểu và vận dụng kiến thức cốt lõi, nền tảng về lịch sử xã hội học, phương pháp nghiên cứu xã hội học, các lý thuyết xã hôi học, các lý thuyết phát triển, cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội và an sinh xã hội để phân tích, giải quyết vấn đề liên quan đến các thiết chế xã hội, vùng miền, nhân khẩu học.

PLO4. Vận dụng các kiến thức xã hội học để phân tích chuyên sâu về truyền thông, dư luận xã hội, quản lý xã hội, môi trường và các vấn đề xã hội đương đại.

Kỹ năng

A. Kỹ năng chung

PLO5. Kỹ năng phân tích, phản biện và tư duy sáng tạo

PLO6.Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ bậc 3/6 theo thông tư 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

PLO7.Kỹ năng sử dụng CNTT và truyền thông trình độ cơ bản theo thông tư 03/2014/TT-BTTT theo mô tả trong Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

  B. Kỹ năng chuyên biệt cho ngành

PLO 8.Kỹ năng sử dụng phần mềm, công nghệ hiện đại trong tổ chức nghiên cứu, trình bày kết quả để phân tích, giải quyết các vấn đề xã hội.

PLO 9.Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn ở mức cơ bản.

PLO 10.Kỹ năng vận dụng xã hội học trong quản lý và truyền thông phục vụ cho hoạt động chính trị.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

PLO11. Có năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm trong môi trường làm việc khác nhau, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm.

PLO 12. Có năng lực tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn và có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp.

PLO 13. Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực và đánh giá hiệu quả công việc.

4. Thời gian đào tạo: 4 năm.

Tuỳ theo năng lực và điều kiện cụ thể mà sinh viên có thể sắp xếp để rút ngắn tối đa 2 học kỳ chính hoặc kéo dài tối đa 4 học kỳ chính so với thời gian đào tạo quy định trên. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.

5. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 130 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh).

6. Đối tượng, tiêu chí tuyển sinh

Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành quan hệ công chúng nếu có đủ các điều kiện sau:

- Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm THPT đạt 6,0 trở lên;

- Hạnh kiểm 3 năm THPT xếp loại Khá trở lên.

- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

-Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

 Đối tượng là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

   Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ, được ban hành kèm theo Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 Quy định nêu trên.

8. Cách thức đánh giá

8.1. Hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá

 Căn cứ quy định đào tạo theo học chế tín chỉ, việc đánh giá đảm bảo tính giá trị, tin tưởng và công bằng.

Hình thức đánh giá sinh viên bao gồm: Tuyển sinh đầu vào, đánh giá môn học và đánh giá cuối khóa.

Các phương pháp đánh giá bao gồm:

- Đánh giá thường xuyên: kiểm tra chuyên cần, bài tập về nhà, làm việc nhóm

- Đánh giá tổng kết: kiểm tra khách quan (trắc nghiệm, câu hỏi ngắn), viết tự luận, kiểm tra vấn đáp, thuyết trình, tiểu luận, bài tập lớn (nghiên cứu trường hợp, sản phẩm dự án), báo cáo kiến tập, báo cáo thực tập, khóa luận/ sản phẩm tốt nghiệp.

8.2. Hệ thống tính điểm

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân, được chuyển thành thang điểm 4 và điểm chữ theo quy định tại điều 23; điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ, được ban hành kèm theo Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

9. Nội dung chương trình

   9.1 Cấu trúc chương trình

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 130 tín chỉ (chưa bao gồm 12 tín chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng), trong đó:

 

Khối kiến thức giáo dục đại cương

47 tín chỉ

      - Khoa học Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

11 tín chỉ

      - Khoa học xã hội và nhân văn

18 tín chỉ

                             Bắt buộc:

12 tín chỉ

                             Tự chọn:

6/18 tín chỉ

     - Toán và khoa học tự nhiên

6 tín chỉ

     - Ngoại ngữ

12 tín chỉ

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

83 tín chỉ

- Kiến thức cơ sở ngành

22 tín chỉ

                             Bắt buộc:

16 tín chỉ

                             Tự chọn:

6/18 tín chỉ

     - Kiến thức ngành

25 tín chỉ

                             Bắt buộc:

19 tín chỉ

                             Tự chọn:

6/18 tín chỉ

     - Kiến thức bổ trợ

7 tín chỉ

                             Bắt buộc:

4 tín chỉ

                             Tự chọn:

3/9 tín chỉ

     - Kiến thức chuyên ngành

29 tín chỉ

                             Bắt buộc:

26 tín chỉ

                             Tự chọn:

3/9 tín chỉ

 

 

 

9.2 Chương trình khung

TT

Mã học phần

Học phần

Nội dung cần đạt được của từng học phần (tóm tắt)

Khối lượng kiến thức (LT/ TH/Tự học)

Ghi chú

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

47

 

1.1 Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

 

  1.  

TM01012

Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những kiến thức cơ bản, tổng hợp, có hệ thống những vấn đề của triết học Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử); từ đó, người học có cơ sở và phương pháp nghiên cứu, học tập hợp lý, vận dụng vào quá trình đánh giá các hiện tượng đời sống.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

KT01011

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Nội dung học phần gồm kiến thức về các phạm trù kinh tế cơ bản: hàng hóa, tiền tệ, giá trị, giá cả, cạnh tranh, cung cầu, giá trị thặng dư, tư bản, tích lũy, tuần hoàn, chu chuyển của tư bản, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay, tư bản nông nghiệp, địa tô tư bản, chủ nghĩa tư bản độc quyền, sở hữu, thành phần kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, …

2,0 

(1,5:0,5)

 

 

  1.  

CN01002

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang bị những kiến thức cơ bản và hệ thống về các nguyên lý của CNXHKH: quy luật ra đời và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; các vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.

2,0 

(1,5:0,5)

 

 

  1.  

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn học; về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về nhân văn, đạo đức và văn hóa.

2,0 

(1,5:0,5)

 

 

  1.  

LS01002

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Học phần bao gồm những kiến thức cơ bản và có hệ thống về sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, đường lối lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ cách mạng và trên những lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội từ khi Đảng ra đời năm 1930 cho đến nay.

2,0 

(1,5:0,5)

 

 

1.2 Khoa học xã hội và nhân văn

18

 

Bắt buộc (Khoa học xã hội và nhân văn)

12

 

  1.  

NP01001

Pháp luật đại cương

Bao gồm những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước nói chung và Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng; Những kiến thức cơ bản về pháp luật và hệ thống pháp luật XHCN; Những kiến thức cơ bản về phòng, chống tham nhũng và pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

3,0 

(2,0:1,0)

 

  1.  

CT01001

Chính trị học

Trang bị những vấn đề lý luận chung nhất của lĩnh vực chính trị, từ việc làm rõ khái niệm chính trị, chính trị học, đối tượng, phương pháp nghiên cứu chính trị học, khái lược lịch sử tư tưởng chính trị đến việc làm rõ các phạm trù: quyền lực chính trị, chủ thể quyền lực chính trị, cơ chế thực thi quyền lực chính trị, quan hệ chính trị với kinh tế, văn hoá chính trị và đặc biệt làm rõ xu hướng chính trị của thế giới và định hướng XHCN ở Việt Nam

2,0  

(1,5:0,5)

 

 

  1.  

XD01001

Xây dựng Đảng

Nội dung học phần gồm: vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học; những vấn đề lý luận về xây dựng Đảng, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng; các mặt xây dựng nội bộ Đảng (xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức); công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; công tác dân vận của Đảng; Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và các lĩnh vực đời sống xã hội.

2,0 

(1,5:0,5)

 

  1.  

XH01001

Xã hội học đại cương

Cung cấp hệ thống những kiến thức chung về bộ môn xã hội học: Đối tượng nghiên cứu, lịch sử hình thành, hệ thống khái niệm và lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, một số chuyên ngành nghiên cứu của xã hội học chuyên biệt.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

XH02110

Dân số và phát triển

Cung cấp các khái niệm cơ bản, lịch sử nghiên cứu và tổng quan dân số thế giới, dân số Việt Nam, hệ thống lý thuyết dân số phát triển cơ bản, các vấn đề dân số phát triển cơ bản như: dân số và phát triển kinh tế xã hội, dân số với vấn đề môi trường và phát triển bền vững, dân số với vấn đề giới, việc làm, an sinh xã hội, vấn đề dân số phát triển tại các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các vấn đề, cơ hội và thách thức về dân số phát triển tại Việt Nam được phân tích, thảo luận, dự báo và thực hành đưa ra các giải pháp quản lý hướng đến phát triển bền vững.

3,0

(1,5:1,5)

 

Tự chọn (Khoa học xã hội và nhân văn)

6/18

 

  1.  

TT01007

Nguyên lí công tác tư tưởng

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống và chuyên sâu về công tác tư tưởng bao gồm: bản chất,  hệ thống cấu trúc của công tác tư tưởng; nguyên tắc, phương châm công tác tư tưởng và đi sâu nghiên cứu vị trí, vai trò, mối quan hệ của các yếu tố: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, hiệu quả công tác tư tưởng; tính chất, nội dung, phương thức đấu tranh trên mặt trận tư tưởng.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

TT01002

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Cung cấp những kiến thức nền tảng, chung nhất về văn hóa Việt Nam trên các mặt: những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa; diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam; vấn đề giao lưu tiếp biến trong văn hóa Việt Nam; mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường…

2,0 

(1,5:0,5)

 

  1.  

TG01006

Tâm lí học đại cương

Những kiến thức cơ bản về bản chất hiện tượng tâm lý người, quy luật và các cơ chế hình thành các hiện tượng tâm lý như nhận thức, tình cảm, ý chí của cá nhân; khái niệm nhân cách, các thành tố trong cấu trúc nhân cách và con đường hình thành và phát triển nhân cách.

2,0 

(1,5:0,5)

 

  1.  

CT01002

Thể chế chính trị thế giới đương đại

Cung cấp kiến thức chung nhất và hệ thống về các loại hình thể chế chính trị thế giới đương đại, kiến thức sâu về những thể chế chính trị điển hình ở một số nước trên thế giới thời kỳ hiện nay.

2,0 

(1,5:0,5)

 

  1.  

LS01003

Dân tộc học đại cương

Những kiến thức cơ bản về các tộc người trên thế giới, bao gồm:lịch sử nguồn gốc tộc người, quá trình tộc người và các đặc trưng sinh hoạt văn hóa tộc người; các phương pháp nghiên cứu đặc thù và liên ngành để giải mã đời sống và các hiện tượng văn hóa của các tộc người trên thế giới.

2,0 

(1,5:0,5)

 

  1.  

ĐC01001

Tiếng Việt thực hành

Gồm những nội dung cơ bản, khái quát về lý thuyết tiếng Việt và thực hành tiếng Việt. Sinh viên thực hành các kỹ năng phân tích, phản biện, sáng tạo sản phẩm báo chí bằng ngôn từ.

2,0 

(1,5:0,5)

 

  1.  

KT02010

Quản lý kinh tế

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế và khoa học quản lý kinh tế; Chức năng, nguyên tắc, phương pháp, cơ chế quản lý kinh tế; công cụ, cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế; quản lý nhà nước về kinh tế; quản lý các loại hình doanh nghiệp; thông tin và quyết định quản lý kinh tế; làm cơ sở cho việc nắm bắt, đánh giá và giải quyết các vấn đề của thực tiễn quản lý kinh tế.

2,0  

(1,5:0,5)

 

  1.  

TM01007

Lôgic học

Trang bị cho người học những tri thức cơ bản, hiện đại về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp tư duy đúng đắn của logic học đại cương và vận dụng chúng vào hoạt động thực tiễn.

2,0 

(1,0:1,0)

 

  1.  

TG01003

Lý luận dạy học đại học

Nội dung học phần gồm: Bản chất của quá trình dạy học, các nguyên tắc dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học, lập kế hoạch dạy học. Sinh viên thực hành các kỹ năng xác định mục tiêu bài học, lựa chọn nội dung và phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu cụ thể.

2,0 

(1,5:0,5)

 

1.3 Toán và khoa học tự nhiên

6

 

  1.  

ĐC01012

Thống kê và xử lý dữ liệu

Cung cấp cho người học cơ sở của lý thuyết xác suất và thống kê toán học với mục đích giúp người học có phương pháp, công cụ để học tập, nghiên cứu và giải quyết các bài toán trong lĩnh vực kinh tế- xã hội…Người học biết sử dụng thành thạo phần mềm Excel, SPSS để giải quyết các bài toán thống kê thường gặp.

3,0 

(2,0:1,0)

 

  1.  

ĐC01005

Tin học ứng dụng

Trang bị các kiến thức cơ bản về CNTT; sử dụng máy tính và mạng; sử dụng các phần mềm xử lý văn bản (Microsoft Word,…), xử lý bảng tính (Microsoft Excel,…), thiết kế trình chiếu (Microsoft PowerPoint,…) vàyêu cầu sinh viên làm bài tập ứng dụng.

3,0  (1,0:2,0)

 

1.4 Ngoại ngữ (sinh viên chọn học Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung)

12/24

 

  1.  

NN01015

Tiếng Anh học phần 1

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:  Các thời thể ngữ pháp tiếng Anh dành cho sinh viên trình độ tiền trung cấp(Pre-intermediate); từ vựng được sử dụng trong các tình huống hàng ngày; các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ tiền trung cấp. Bước đầu sinh viên tập nghe giảng bằng tiếng Anh trong các bài học tiếng Anh.

4,0

(2,0:2,0)

 

  1.  

NN01016

Tiếng Anh học phần 2

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Các thời thể ngữ pháp tiếng Anh ở mức độ nâng cao hơn so với học phần Tiếng Anh 1. So sánh đối chiếu sự khác nhau giữa các hành động lời nói. Cung cấp từ vựng để nói về các chủ điểm quen thuộc như gia đình, sở thích, công việc…. Cách cấu tạo, kết hợp và sử dụng các loại từ vựng.Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ giữa tiền trung cấp và trung cấp.

4,0

(2,0:2,0)

 

  1.  

NN01017

Tiếng Anh học phần 3

Học phần này giúp sinh viên ôn tập và củng cố những kiến thức cơ bản về: các hiện tượng ngữ pháp ở mức phức tạp như so sánh, bị động, câu điều kiện…Cung cấp từ vựng ở hầu hết các chủ điểm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện các kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết thông qua các dạng bài tập đa dạng: kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu, viết thư/viết đoạn văn, trao đổi về một số chủ đề quen thuộc.

4,0

(2,0:2,0)

 

  1.  

NN01019

Tiếng Trung học phần 1

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phần ngữ âm, các nét cơ bản và các nguyên tắc viết chữ Hán đề có thể viết chữ Hán. Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản như: chào hỏi, giới thiệu được bản thân, gia đình, bạn bè, mua bán. Rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc, viết với các chủ đề đơn giản.

4,0

(2,0:2,0)

 

  1.  

NN01020

Tiếng Trung học phần 2

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách viết chữ Hán, so sánh được một số âm Hán Việt, nắm được một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản, cung cấp từ vựng cơ bản đểtrình bày vềcác chủ điểm thông thường như công việc, sở thích, học tập, gia đình... Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết tiếng Hán ở mức độ tiền trung cấp.

4,0

(2,0:2,0)

 

  1.  

NN01021

Tiếng Trung học phần 3

Môn học cung cấp kiến thức về các loại câu trong tiếng Hánvà cách diễn đạt phổ biến với các chủ điểm gần gũi với cuộc sống hàng ngày.Giao tiếp trong những tình huống đơn giản thông qua việc trao đổi thông tin trực tiếp. Miêu tả về các tình huống giao tiếp và những vấn đề gần gũi, liên quan trực tiếp đến cuộc sống.Học phần cũng cung cấp một số kiến thức và kỹ thuật làm bài thi tiếng Trung HSK3 nhằm giúp sinh viên đạt được chuẩn đầu ra phù hợp.

4,0

(2,0:2,0)

 

2.Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

83

 

2.1 Kiến thức cơ sở ngành

22

 

Bắt buộc (Kiến thức cơ sở ngành)

16

 

  1.  

XH02060

Lịch sử và lý thuyết xã hội học

Học phần cung cấp cho sinh viên tri thức cơ bản của ngành xã hội học về lĩnh vực lịch sử và lý thuyết xã hội học. Kiến thức về lịch sử và lý thuyết xã hội học bao gồm đối tượng nghiên cứu của lịch sử và lí thuyết xã hội học; điều kiện, tiền đề ra đời của môn Xã hội học với tư cách là khoa học độc lập; các giai đoạn phát triển của Xã hội học; sơ lược lịch sử các luận thuyết tiền xã hội học; các lí thuyết xã hội học kinh điển và hiện đại.

5,0

(2,5:2,5)

 

  1.  

XH02061

Lí thuyết phát triển

Cung cấp kiến thức cơ bản về các khái niệm, các lý thuyết phát triển đương đại, thấy được những ưu và hạn chế của lý thuyết. Trên cơ sở đó sinh viên sáng tạo trong việc vận dụng các lý thuyết đã được học vào việc phân tích, giải thích, đánh giá những vấn đề trọng tâm trong phát triển và phát triển bền vững. Từ đó, làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề có liên quan trong các môn học ứng dụng sau này.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH02062

Xã hội học về cơ cấu xã hội

Cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng nhận thức, đánh giá và phân tích về cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội và làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề có liên quan trong các môn học ứng dụng sau này.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH03096

Thiết kế nghiên cứu

Cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản về phương pháp nghiên cứu Xã hội học, đặc biệt là những kiến thức cơ bản về các giai đoạn tiến hành điều tra xã hội học thực nghiệm. Những kiến thức này góp phần tiếp thu được những kiến thức của các môn xã hội học chuyên ngành. Kết hợp với những học phần về kỹ thuật chọn mẫu, thu thập thông tin và xử lý thông tin sinh viên có thể tư vấn và tổ chức tiến hành các đề tài nghiên cứu xã hội học thực nghiệm.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH02063

Thực tế chính trị - xã hội

Nhận diện các vấn đề chính trị - xã hội tại các địa phương. Bước đầu áp dụng được một số kỹ năng, kỹ thuật phỏng vấn, lý thuyết trong nghiên cứu xã hội học thực tế, đồng thời hiểu được các nguyên tắc và giá trị đạo đức của nghề nghiệp.

2,0

(0,5: 1,5)

 

Tự chọn (Kiến thức cơ sở ngành)

6/18

 

  1.  

XH02102

Xã hội học về lứa tuổi

Những kiến thức về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, một số lý thuyết nghiên cứu về XHH lứa tuổi; Xã hội học đối với lứa tuổi trẻ em và vị thành niên; Xã hội học đối với lứa tuổi thành niên; Xã hội học đối với lứa tuổi người cao tuổi.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH02103

Xã hội học giới

Hệ thống khái niệm cơ bản về Giới và Bình đẳng giới; những vấn đề, chiến lược về bình đẳng giới trong nước và thế giới. Hệ thống lý thuyết nữ quyền, lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu giới; các hướng tiếp cận nghiên cứu giới; các công cụ phân tích giới; lồng ghép giới; các lĩnh vực nghiên cứu giới trên thế giới và Việt Nam: bạo lực trên cơ sở giới giới, lao động việc làm, giới trong giáo dục, nhạy cảm giới trong truyền thông….

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH02710

Phát triển cộng đồng

Cung cấp những kiến thức cơ bản về khái niệm, lý thuyết và nội dung phát triển cộng đồng. Từ đó, sinh viên có thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được từ môn học để hiểu các vấn đề về phát triển cộng đồng, xây dựng, triển khai và đánh giá dự án phát triển.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH02067

Hành vi con người và môi trường xã hội

Cung cấp những kiến thức về khái niệm hành vi, các loại hành vi và các yếu tố cấu thành hành vi cũng như mối quan hệ giữa hành vi với quan hệ xã hội, môi trường xã hội; các hiểu biết về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

QT02001

Quan hệ quốc tế

Môn học gồm các nội dung cơ bản và hệ thống về quan hệ quốc tế như khái niệm, đặc trưng của quan hệ quốc tế; chủ thể và các mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, đặc biệt nhấn mạnh đến quốc gia độc lập có chủ quyền và tổ chức quốc tế; các quy luật trong quan hệ quốc tế; xung đột và hợp tác trong quan hệ quốc tế; các vấn đề toàn cầu; đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

3,0

(2,0:1,0)

 

  1.  

TT03569

Giao lưu và tiếp biến văn hóa

Học phần cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về quy luật giao lưu tiếp biến văn hóa, các hình thức giao lưu tiếp biến văn hóa, điều kiện và cơ chế giao lưu tiếp biến văn hóa trong diễn trình lịch sử thế giới và cấu trúc văn hóa Việt Nam trong giao lưu tiếp biến với các nền văn hóa trên thế giới.

3,0

(2,0:1,0)

 

2.2 Kiến thức ngành

25

 

Bắt buộc (Kiến thức ngành)

19

 

  1.  

XH02101

Kỹ thuật thu thập thông tin và kỹ thuật chọn mẫu

Nội dung học phần này gồm:

-Những kỹ thuật phân tích tài liệu, thiết kế bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát, thảo luận nhóm. Thực hành các kỹ năng để có thể vận dụng vào thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu cụ thể

- Tổng quan về chọn mẫu ngẫu nhiên trong nghiên cứu định lượng, các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cơ bản; phân tích và vận dụng kết hợp các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cho một số loại nghiên cứu định lượng thường được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học, cách lựa chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua sử dụng phần mềm SPSS.

4,0

(2,0:2,0)

 

  1.  

XH03025

Kỹ thuật xử lý thông tin

Trang bị kiến thức và kỹ năng ứng dụng phần mềm SPSS trong xử lý số liệu định lượng và phần mềm Nvivo trong xử lý dữ liệu định tính. Cụ thể, sinh viên sẽ được học và thực hành quy trình làm việc với số liệu định lượng và định tính, làm sạch dữ liệu, thiết kế và xây dựng các cơ sở dữ liệu trên máy tính thông qua các ứng dụng phần mềm, nhập dữ liệu, biến đổi dữ liệu, phân tích dữ liệu từ đơn giản đến một số kỹ thuật nâng cao, đọc dữ liệu.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH03116

Xã hội học kinh tế

Cung cấp những kiến thức cơ bản, kỹ năng nhận thức, đánh giá và phân tích các vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của xã hội học kinh tế. Từ đó, sinh viên có thể áp dụng những kiến thức và kỹ năng học được từ môn học để áp dụng vào triển khai, nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể mà được coi là hoặc gần với đối tượng nghiên cứu của xã hội học kinh tế.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH03117

Xã hội học giáo dục

Cung cấp các khái niệm, đối tượng, sự hình thành và phát triển của xã hội học giáo dục trên thế giới và Việt Nam. Vận dụng những học thuyết xã hội về giáo dục và phương pháp nghiên cứu xã hội học để tìm hiểu những vấn đề giáo dục trong nhà trường, bình đẳng giới trong giáo dục, các mối quan hệ xã hội trong giáo dục, ảnh hưởng của giáo dục tới sự phát triển của cá nhân và xã hội; vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH03114

Xã hội học chính trị

Nghiên cứu các khái niệm, đối tượng nghiên cứu của xã hội học chính trị, quyền lực chính trị, hành vi chính trị của các nhóm xã hội. Phân tích các quy luật của sự hình thành, biến đổi, phát triển của các tập hợp chính trị, hệ thống chính trị, khuôn mẫu hành vi chính trị, sự kiện và quá trình chính trị…dự báo các xu hướng vận động của hệ thống chính trị. Vận dụng kiến thức đã học vào nghiên cứu và phân tích một số vấn đề cần thiết của hệ thống chính trị các cấp ở nước ta hiện nay

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH03113

Xã hội học gia đình

Nghiên cứu sự hình thành và phát triển các hình thái gia đình trong lịch sử, cung cấp hệ thống những kiến thức về gia đình: khái niệm gia đình, đối tượng nghiên cứu, đặc trưng, các mối quan hệ trong gia đình, các chức năng cơ bản của gia đình, và vai trò của gia đình đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các gia đình theo hướng tiếp cận, phân tích của xã hội học và hình thành kĩ năng nghiên cứu các vấn đề liên quan đến gia đình.

3,0

(1,5:1,5)

 

Tự chọn (Kiến thức ngành)

6/18

 

  1.  

XH02106

Xã hội học văn hóa

Cung cấp kiến thức cơ bản (Khái niệm văn hoá, các thành tố văn hoá, phương pháp và lý thuyết tiếp cận nghiên cứu văn hoá,...), kỹ năng nhận thức, đánh giá và phân tích các vấn đề thuộc văn hoá từ góc độ xã hội học và làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề có liên quan trong các học phần ứng dụng sau này.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH03115

Xã hội học y tế

Cung cấp một số kiến thức cơ bản về khái niệm, đối tượng nghiên cứu xã hội học y tế, phân biệt với các tiếp cận nghiên cứu y tế, sức khoẻ từ các chuyên ngành khác. Môn học cũng hướng tới trang bị hệ thống các lý thuyết vĩ mô, vi mô xã hội học trong nghiên cứu y tế, sức khoẻ, đồng thời hướng đến trang bị kỹ năng thực hành thiết kế và phân tích các vấn đề xã hội học y tế, sức khoẻ nổi bật trên thế giới và Việt Nam hiện nay.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH02108

Xã hội học với công tác truyền thông

Những kiến thức cơ bản về khái niệm, lý thuyết và nội dung của truyền thông đại chúng; vai trò của xã hội học đối với truyền thông đại chúng; các phương pháp nghiên cứu truyền thông. Từ đó, có kỹ năng vận dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học để nghiên cứu truyền thông đại chúng, cụ thể là: Xây dựng kế hoạch truyền thông; Đánh giá hiệu quả của truyền thông đại chúng; Nghiên cứu công chúng; Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan truyền thông; Đánh giá chất lượng đội ngũ làm công tác truyền thông.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

QQ03466

Tổ chức sự kiện

Trang bị những kiến thức cơ bản nhất về sự kiện và tổ chức sự kiện, về nghề tổ chức sự kiện, nắm vững các nguyên tắc tổ chức sự kiện chuyên nghiệp để truyền đạt có hiệu quả thông điệp của tổ chức, doanh nghiệp đến công chúng. Đồng thời, người học cũng được biết về quy trình quản lý rủi ro trong sự kiện và được học các kỹ năng phân tích, đánh gía, kỹ năng xủ lý tình huống,…

3,0  

(1,0:2,0)

 

  1.  

TT03801

Lý thuyết và kỹ năng truyền thông chính sách

Học phần cung cấp tri thức về: chính sách và vai trò của chính sách, quan niệm về TTCS, nguyên tắc TTCS, mô hình TTCS, chủ thể, thông điệp, phương thức và hiệu quả TTCS. Các kỹ nắm bắt nhu cầu đối tượng, xây dựng thông điệp, sử dụng các phương tiện truyền thông chính sách.

 

3,0

(1,5,1,5)

 

  1.  

TT03385

Lãnh đạo, quản lý hoạt động tư tưởng, văn hóa

Học phần trang bị cho người học những vấn đề lý luận về lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực tư tưởng - văn hóa; các kiến thức và kỹ năng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học Mác-Lênin, hoạt động báo cáo viên, hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động báo chí, xuất bản và các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động tư tưởng hiện nay.

3,0

(1,5:1,5)

 

2.3 Kiến thức bổ trợ

7

 

Bắt buộc (Kiến thức bổ trợ)

4

 

  1.  

XH03109

Các vấn đề xã hội đương đại

Cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng nhận thức, đánh giá và phân tích các vấn đề xã hội bức xúc, quan trọng có liên quan tới quá trình biến đổi và phát triển xã hội đương đại ở qui mô các quốc gia và Toàn cầu và làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề có liên quan trong các môn học ứng dụng sau này.

4,0

(2,0:2,0)

 

Tự chọn (Kiến thức bổ trợ)

3/9

 

  1.  

XH02112

Xã hội học quản lý

Cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý, chu trình quản lý, xã hội học quản lý và vận dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học trong hoạt động quản lý xã hội.

3,0

 (1,5:1,5)

 

  1.  

XH02111

An sinh xã hội

Những khái niệm, phạm trù, chức năng của an sinh xã hội; Ý nghĩa, vai trò của an sinh xã hội trong đời sống cá nhân, nhóm, cộng đồng và toàn xã hội…Cung cấp thông tin về hệ thống an sinh xã hội trên thế giới, đồng thời cung cấp thông tin sơ lược về quá trình hình thành chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam. Phân tích các cấu phần của an sinh xã hội ở Việt Nam và tìm hiểu thực trạng các lĩnh vực chính trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam.

3,0

 (1,5:1,5)

 

  1.  

XH03722

Kỹ năng tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng

Cung cấp các kỹ năng tổ chức hoạt động kết nối cộng đồng, trong đó có các kỹ năng làm MC, tổ chức trò chơi, văn nghệ - thể dục và vai trò của nó trong kết nối với cộng đồng. Hỗ trợ người học một số các kỹ năng cần có của nhân viên CTXH trong các hoạt động với cộng đồng.

3,0 

(1,5:1,5)

 

2.4 Kiến thức chuyên ngành

29

 

Bắt buộc (Kiến thức chuyên ngành)

26

 

  1.  

XH02104

Xã hội học nông thôn

Những kiến thức về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, lý thuyết XHH áp dụng vào nghiên cứu XHH nông thôn; về làng, xã ở nông thôn; về các thiết chế xã hội ở nông thôn; về một số vấn đề nghiên cứu của XHH nông thôn

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH02105

Xã hội học đô thị

Cung cấp những kiến thức về khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu, lý thuyết XHH áp dụng vào nghiên cứu XHH đô thị. Cung cấp thông tin tổng quan về đô thị, đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị, sự hình thành và phát triển của chuyên ngành xã hội học đô thị. Những nội dung nghiên cứu cơ bản của xã hội học đô thị, một số vấn đề nghiên cứu xã hội học đô thị ở Việt Nam.

3,0

 (1,5:1,5)

 

  1.  

XH02107

Xã hội học truyền thông đại chúng

Những kiến thức về hệ thống các khái niệm (truyền thông, truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền thông đại chúng, công chúng, thông điệp…), đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, các mô hình, lý thuyết truyền thông đại chúng, những nội dung nghiên cứu của xã hội học truyền thông đại chúng

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH02065

Nghiên cứu dư luận xã hội

Cung cấp các kiến thức cơ bản về khái niệm, lý thuyết tiếp cận, đặc điểm, tính chất, chức năng của DLXH, đồng thời đặt trọng tâm vào trang bị kiến thức, phương pháp nghiên cứu DLXH, cụ thể như: các phương pháp nghiên cứu DLXH, tiến trình nghiên cứu DLXH, kỹ thuật xây dựng công cụ hỗ trợ quá trình nghiên cứu DLXH, kỹ thuật phân tích, trình bày dữ liệu, số liệu nghiên cứu cũng như ứng dụng cụ thể kết quả nghiên cứu DLXH trong quản lý xã hội.

3,0

 (1,5:1,5)

 

  1.  

XH02727

Tuyên truyền vận động các vấn đề xã hội

Cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng phát hiện, phân tích và đánh giá thực trạng các vấn đề xã hội cần vận động, các lỗ hổng trong hệ thống các chính sách liên quan để từ đó thiết kế và thực hiện các chiến dịch vận động thay đổi, xây dựng mới hoặc hiện thực hoá chính sách cho phù hợp với vấn đề xã hội được phát hiện.

3,0

 (1,5:1,5)

 

  1.  

XH03083

Kiến tập

Hiểu sâu sắc hơn vai trò của nghiên cứu Xã hội học và thực hiện được các bước khi tiến hành thu thập thông tin cho một đề tài nghiên cứu Xã hội học hoàn chỉnh; đồng thời áp dụng được các kỹ năng, kỹ thuật phỏng vấn, lý thuyết trong nghiên cứu Xã hội học thực tế, đồng thời tuân thủ được các nguyên tắc và giá trị đạo đức của nghề nghiệp.

2,0

(0,5:1,5)

 

  1.  

XH03084

Thực tập cuối khóa

Hiểu sâu sắc hơn vai trò của nghiên cứu Xã hội học và thực hiện đầy đủ các bước trong nghiên cứu từ việc thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu, tiến hành thu thập thông tin đến việc xử lý thông tin và viết báo cáo cho một đề tài nghiên cứu Xã hội học hoàn chỉnh; đồng thời áp dụng được các kỹ năng, kỹ thuật phỏng vấn, lý thuyết trong nghiên cứu Xã hội học thực tế, đồng thời tuân thủ được các nguyên tắc và giá trị đạo đức của nghề nghiệp.

3,0 

(0,5:2,5)

 

  1.  

XH04016

Khóa luận

Sinh viên lựa chọn đề tài, dưới sự hướng dẫn của giảng viên trong thời gian 4 tháng

6,0

(0,5:5,5)

 

Học phần thay thế khóa luận

6

 

  1.  

XH03120

Xã hội học môi trường

Cung cấp kiến thức về lịch sử hình thành, khái niệm, đối tượng, các hướng tiếp cận trong nghiên cứu môi trường, xung đột môi trường và các hướng giải quyết xung đột môi trường. Tập huấn kỹ năng để có thể vận dụng kiến thức xã hội học môi trường đã học vào nghiên cứu và phân tích một số vấn đề về môi trường cũng như các hoạt động thực tiễn bảo vệ môi trường.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH03121

Xã hội học với công tác quản lý xã hội

Cung cấp kiến thức để làm rõvai trò của xã hội học đối với công tác quản lý xã hội (phân tích một số nghiên cứu xã hội học phục vụ cho công tác quản lý xã hội) và vận dụng nó vào thiết kế các nghiên cứu xã hội học (các mô hình kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng) cụ thể có liên quan đến công tác quản lý xã hội: xây dựng Đảng, nghiên cứu xã hội học phục vụ cho chính trị, tuyên truyền.

3,0 

(1,5:1,5)

 

Tự chọn (Kiến thức chuyên ngành)

3/9

 

  1.  

XH03118

Xã hội học tôn giáo

Hệ thống khái niệm cơ bản về xã hội học tôn giáo; những vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trong nước và thế giới. Hệ thống lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu tôn giáo, các hướng tiếp cận nghiên cứu xã hội học tôn giáo; Nghiên cứu tôn giáo – một tổ chức xã hội; Vai trò của tôn giáo đối với xã hội; Những khuynh hướng phát triển tôn giáo hiện đại; Các lĩnh vực nghiên cứu xã hội học tôn giáo trên thế giới và Việt Nam

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

XH03119

Xã hội học pháp luật

Cung cấp các khái niệm cơ bản, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, các lý thuyết tiếp cận cùng các nội dung cơ bản của xã hội học pháp luật: hệ thống pháp luật, vai trò, chức năng của pháp luật, các chuẩn mực pháp luật và mối quan hệ giữa pháp luật với các thiết chế xã hội. Vận dụng kiến thức xã hội học pháp luật vào nghiên cứu và phân tích về xây dựng và thực thi pháp luật trong xã hội đương đại.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

TT02366

Nghệ thuật phát biểu miệng

Học phần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về nghệ thuật phát biểu miệng: bao gồm khái niệm, phân loại, cơ sở tâm lý sư phạm của phát biểu miệng; ngôn ngữ phát biểu miệng, các thao tác phân tích, chứng minh trong phát biểu miệng; các bước chuẩn bị và tiến hành phát biểu; phương pháp xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình phát biểu

3,0 

(1,0: 2,0)

 

Tổng toàn khóa

 

130

 

 

 

9.3. Ma trận đáp ứng giữa các học phần và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

STT

Mã học phần

Tên học phần

CHUẨN ĐẦU RA (PLOs)

KIẾN THỨC

KỸ NĂNG

NĂNG LƯC TỰ CHỦ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

 

Kiến thức giáo dục đại cương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

TM01001

Triết học Mác – Lênin

H

 

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

2

KT01001

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

H

 

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

3

CN01001

Chủ nghĩa xã hội khoa học

H

 

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

4

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

H

 

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

5

LS01001

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

H

 

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

6

NP01001

Pháp luật đại cương

 

H

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

7

CT01001

Chính trị học

 

H

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

8

XD01001

Xây dựng Đảng

 

H

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

9

XH

Nhập môn xã hội học

 

M

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

10

XH02110

Dân số và phát triển

 

M

 

 

M

 

 

L

 

 

M

M

M

11

TT01007

Nguyên lí công tác tư tưởng

 

H

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

12

TT01002

Cơ sở văn hóa Việt Nam

 

H

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

13

TG01006

Tâm lí học đại cương

 

H

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

14

CT01002

Thể chế chính trị thế giới đương đại

 

H

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

15

LS01003

Dân tộc học đại cương

 

H

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

16

ĐC01001

Tiếng Việt thực hành

 

H

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

17

KT02010

Quản lý kinh tế

 

H

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

18

TM01007

Lôgic học

 

H

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

19

TG01003

Lý luận dạy học đại học

 

 M

 

 

M

 

 

 

 

 

M

M

 

20

ĐC01012

Thống kê và xử lý dữ liệu

 

 

 

 

 

 

M

 

 

 

M

M

 

21

ĐC01005

Tin học ứng dụng

 

 

 

 

 

 

H

 

 

 

M

M

 

22

NN01015

Tiếng Anh học phần 1

 

 

 

 

 

H

 

 

 

 

M

M

 

23

NN01016

Tiếng Anh học phần 2

 

 

 

 

 

H

 

 

 

 

M

M

 

24

NN01017

Tiếng Anh học phần 3

 

 

 

 

 

H

 

 

 

 

M

M

 

25

NN01019

Tiếng Trung học phần 1

 

 

 

 

 

H

 

 

 

 

M

M

 

26

NN01020

Tiếng Trung học phần 2

 

 

 

 

 

H

 

 

 

 

M

M

 

27

NN01021

Tiếng Trung học phần 3

 

 

 

 

 

H

 

 

 

 

M

M

 

 

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kiến thức cơ sở ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

28

XH02060

Lịch sử và lý thuyết xã hội học

 

 

M

 

M

 

 

M

 

 

M

M

 

29

XH02061

Lí thuyết phát triển

 

 

M

 

M

 

 

M

 

 

M

M

 

30

XH02062

Xã hội học về cơ cấu xã hội

 

 

M

 

M

 

 

M

 

 

M

M

 

31

XH03096

Thiết kế nghiên cứu

 

 

M

 

M

 

 

M

 

 

M

M

 

32

XH02063

Thực tế chính trị - xã hội

 

 

M

 

M

 

 

M

 

 

M

M

 

33

XH02102

Xã hội học về lứa tuổi

 

 

 

H

M

 

 

M

L

L

M

M

 

34

XH02103

Xã hội học giới

 

 

 

H

M

 

 

M

L

L

M

M

 

35

XH02710

Phát triển cộng đồng

 

 

M

 

M

 

 

M

 

 

M

M

 

36

XH02067

Hành vi con người và môi trường xã hội

 

 

M

 

M

 

 

M

 

 

M

M

 

37

QT02001

Quan hệ quốc tế

 

 

M

 

M

 

 

M

 

 

M

M

 

38

TT03569

Giao lưu và tiếp biến văn hóa

 

 

M

 

M

 

 

M

 

 

M

M

 

39

Kiến thức ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XH02101

Kỹ thuật thu thập thông tin và kỹ thuật chọn mẫu

 

 

H

 

 

 

 

H

L

 

M

M

M

40

XH03025

Kỹ thuật xử lý thông tin

 

 

H

 

 

 

 

H

L

 

M

M

M

41

XH03116

Xã hội học kinh tế

 

 

H

 

 

 

 

L

L

 

M

M

M

42

XH03117

Xã hội học giáo dục

 

 

H

 

 

 

 

L

L

 

M

M

M

43

XH03114

Xã hội học chính trị

 

 

H

 

 

 

 

L

 

L

M

M

M

44

XH03113

Xã hội học gia đình

 

 

H

 

 

 

 

L

L

 

M

M

M

45

XH02106

Xã hội học văn hóa

 

 

H

 

 

 

 

L

L

 

M

M

M

46

XH03115

Xã hội học y tế

 

 

 

H

 

 

 

L

M

 

M

M

M

47

XH02108

Xã hội học với công tác truyền thông

 

 

 

H

 

 

 

L

 

M

M

M

M

48

QQ03466

Tổ chức sự kiện

 

 

M

 

 

 

 

L

 

 

M

M

M

49

TT03801

Lý thuyết và kỹ năng truyền thông chính sách

 

 

M

 

 

 

 

L

 

M

M

M

M

50

TT03385

Lãnh đạo, quản lý hoạt động tư tưởng, văn hóa

 

 

H

 

 

 

 

L

 

M

M

M

M

51

XH03109

Các vấn đề xã hội đương đại

 

 

 

H

 

 

 

M

 

 

M

M

M

52

XH02112

Xã hội học quản lý

 

 

 

H

 

 

 

L

 

M

M

M

M

53

XH02111

An sinh xã hội

 

 

M

 

 

 

 

L

 

L

M

M

M

54

XH03722

Kỹ năng tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng

 

 

M

 

 

 

 

L

 

L

M

M

M

 

Kiến thức chuyên ngành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

55

XH02104

Xã hội học nông thôn

 

 

H

 

 

 

 

L

 

L

H

H

M

56

XH02105

Xã hội học đô thị

 

 

H

 

 

 

 

L

L

L

H

H

M

57

XH02107

Xã hội học truyền thông đại chúng

 

 

H

 

 

 

 

L

L

L

H

H

M

58

XH02065

Nghiên cứu dư luận xã hội

 

 

H

 

 

 

 

L

L

 

H

H

M

59

XH02727

Tuyên truyền vận động các vấn đề xã hội

 

 

H

 

 

 

 

L

M

M

H

H

M

60

XH03083

Kiến tập

 

 

 

 

M

 

 

M

 

 

M

M

M

61

XH03084

Thực tập cuối khóa

 

 

 

 

M

 

 

M

 

 

M

M

M

62

XH04016

Khóa luận

 

 

 

 

H

 

 

H

 

 

H

H

H

63

XH03120

Xã hội học môi trường

 

 

H

 

 

 

 

L

 

 

M

M

M

64

XH03121

Xã hội học với công tác quản lý xã hội

 

 

 

H

 

 

 

L

 

M

M

M

M

65

XH03118

Xã hội học tôn giáo

 

 

H

 

 

 

 

L

 

 

M

M

M

66

XH03119

Xã hội học pháp luật

 

 

H

 

 

 

 

L

 

 

M

M

M

67

TT02366

Nghệ thuật phát biểu miệng

 

 

H

 

 

 

 

 

 

 

M

M

M

Lưu ý:

H – mức độ đóng góp cao (Trong đó các CĐR của học phần đạt mức độ gần tương đương  với CĐR của chương trình.)

M – mức độ đóng góp trung bình (Học phần góp phần phát triển một vài khía cạnh của CĐR chương trình;các khía cạnh CĐR này được thực hành, đánh giá.)

L – mức độ đóng góp thấp (Học phần giới thiệu các kiến thức nền tảng góp phần đạt chuẩn đầu ra; CĐR chưa được thực hành và kiểm tra đánh giá trong học phần này).

 

10. Hướng dẫn thực hiện

10.1 Kế hoạch thực hiện chương trình:

- Năm học thứ 1: Sinh viên học chương trình đại cương. Cùng lúc đó, sinh viên được học tập một số môn cơ sở ngành giúp sinh viên tiếp cận với kiến thức mang tính khái quát của ngành học.

- Năm thứ 2: Sinh viên học các môn học cơ sở ngành Xã hội học

- Năm thứ 3: Sinh viên được sắp xếp kiến tập tại các cơ sở thực tế, song song với học các môn học liên quan đến ngành Xã hội học theo kế hoạch.

- Năm thứ 4: Sinh viên được đào tạo các kiến thức chuyên ngành chuyên sâu về Xã hội học và được sắp xếp thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở có liên kết hoặc tham gia các nghiên cứu của Khoa chủ quản.

TT

Mã HP

Tên học phần

Số tín chỉ

Học kỳ

1

2

3

4

5

6

7

8

1

TM01012

Triết học Mác – Lênin

3

x

 

 

 

 

 

 

 

2

KT01011

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2

 

x

 

 

 

 

 

 

3

CN01002

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2

x

 

 

 

 

 

 

 

4

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

 

 

x

 

 

 

 

 

5

LS01002

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2

 

x

 

 

 

 

 

 

6

NP01001

Pháp luật đại cương

3

 

x

 

 

 

 

 

 

7

CT01001

Chính trị học

2

x

 

 

 

 

 

 

 

8

XD01001

Xây dựng Đảng

2

 

 

 

 

x

 

 

 

9

XH

Nhập môn xã hội học

2

x

 

 

 

 

 

 

 

10

XH02110

Dân số và phát triển

3

 

 

x

 

 

 

 

 

11

TT01007

Nguyên lí công tác tư tưởng

2

 

 

 

x

 

 

 

 

12

TT01002

Cơ sở văn hóa Việt Nam

2

 

 

 

 

 

x

 

 

13

TG01006

Tâm lí học đại cương

2

x

 

 

 

 

 

 

 

14

CT01002

Thể chế chính trị thế giới đương đại

2

x

 

 

 

 

 

 

 

15

LS01003

Dân tộc học đại cương

2

x

 

 

 

 

 

 

 

16

ĐC01001

Tiếng Việt thực hành

2

x

 

 

 

 

 

 

 

17

KT02010

Quản lý kinh tế

2

 

 

 

x

 

 

 

 

18

TM01007

Lôgic học

2

x

 

 

 

 

 

 

 

19

TG01003

Lý luận dạy học đại học

2

x

 

 

 

 

 

 

 

20

ĐC01012

Thống kê và xử lý dữ liệu

3

 

 

 

x

 

 

 

 

21

ĐC01005

Tin học ứng dụng

3

x

 

 

 

 

 

 

 

22

NN01015

Tiếng Anh học phần 1

4

x

 

 

 

 

 

 

 

23

NN01016

Tiếng Anh học phần 2

3

 

x

 

 

 

 

 

 

24

NN01017

Tiếng Anh học phần 3

4

 

 

x

 

 

 

 

 

25

NN01019

Tiếng Trung học phần 1

4

x

 

 

 

 

 

 

 

26

NN01020

Tiếng Trung học phần 2

4

 

x

 

 

 

 

 

 

27

NN01021

Tiếng Trung học phần 3

4

 

 

x

 

 

 

 

 

28

XH02060

Lịch sử và lý thuyết xã hội học

5

 

x

 

 

 

 

 

 

29

XH02061

Lí thuyết phát triển

3

 

 

x

 

 

 

 

 

30

XH02062

Xã hội học về cơ cấu xã hội

3

 

x

 

 

 

 

 

 

31

XH03096

Thiết kế nghiên cứu

3

 

 

x

 

 

 

 

 

32

XH02063

Thực tế chính trị - xã hội

2

 

 

x

 

 

 

 

 

33

XH02102

Xã hội học về lứa tuổi

3

 

 

x

 

 

 

 

 

34

XH02103

Xã hội học giới

3

 

 

x

 

 

 

 

 

35

XH02710

Phát triển cộng đồng

3

 

 

 

x

 

 

 

 

36

XH02067

Hành vi con người và môi trường xã hội

3

 

 

 

x

 

 

 

 

37

QT02001

Quan hệ quốc tế

3

 

 

x

 

 

 

 

 

38

TT03569

Giao lưu và tiếp biến văn hóa

3

 

 

x

 

 

 

 

 

39

XH02101

Kỹ thuật thu thập thông tin và kỹ thuật chọn mẫu

4

 

 

x

 

 

 

 

 

40

XH03025

Kỹ thuật xử lý thông tin

3

 

 

 

 

x

 

 

 

41

XH03116

Xã hội học kinh tế

3

 

 

 

 

 

x

 

 

42

XH03117

Xã hội học giáo dục

3

 

 

 

 

x

 

 

 

43

XH03114

Xã hội học chính trị

3

 

 

 

 

 

x

 

 

44

XH03113

Xã hội học gia đình

3

 

 

 

 

 

x

 

 

45

XH02106

Xã hội học văn hóa

3

 

 

 

 

x

 

 

 

46

XH03115

Xã hội học y tế

3

 

 

 

 

x

 

 

 

47

XH02108

Xã hội học với công tác truyền thông

3

 

 

 

 

x

 

 

 

48

QQ03466

Tổ chức sự kiện

3

 

 

 

 

x

 

 

 

49

TT03801

Lý thuyết và kỹ năng truyền thông chính sách

3

 

 

 

 

x

 

 

 

50

TT03385

Lãnh đạo, quản lý hoạt động tư tưởng, văn hóa

3

 

 

 

 

x

 

 

 

51

XH02109

Các vấn đề xã hội đương đại

4

 

 

 

 

 

 

x

 

52

XH02112

Xã hội học quản lý

3

 

 

 

x

 

 

 

 

53

XH02111

An sinh xã hội

3

 

 

 

x

 

 

 

 

54

XH03722

Kỹ năng tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng

3

 

 

 

x

 

 

 

 

55

XH02104

Xã hội học nông thôn

3

 

 

 

 

 

 

x

 

56

XH02105

Xã hội học đô thị

3

 

 

 

 

 

 

x

 

57

XH02107

Xã hội học truyền thông đại chúng

3

 

 

 

 

 

 

x

 

58

XH02065

Nghiên cứu dư luận xã hội

3

 

 

 

 

 

x

 

 

59

XH02727

Tuyên truyền vận động các vấn đề xã hội

3

 

 

 

 

 

 

x

 

60

XH03083

Kiến tập

2

 

 

 

 

 

x

 

 

61

XH03084

Thực tập cuối khóa

3

 

 

 

 

 

 

 

x

62

XH04016

Khóa luận

6

 

 

 

 

 

 

 

x

63

XH03120

Xã hội học môi trường

3

 

 

 

 

 

 

 

x

64

XH03121

Xã hội học với công tác quản lý xã hội

3

 

 

 

 

 

 

 

x

65

XH03118

Xã hội học tôn giáo

3

 

 

 

 

 

x

 

 

66

XH03119

Xã hội học pháp luật

3

 

 

 

 

 

x

 

 

67

TT02366

Nghệ thuật phát biểu miệng

3

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

10.2 Các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình:

- Về cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị đào tạo

Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện đã có những cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo. Đối với ngành Xã hội học cần có những cơ sở vật chất cơ bản như giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy tính, máy chiếu, loa, mic… Ngoài ra cần có hệ thống các đầu sách, tư liệu tham khảo cập nhật và đa dạng.

Thêm vào đó, đối với đặc thù chuyên môn, nghiệp vụ, có những yêu cầu cơ sở vật chất đặc thù hơn nhằm đáp ứng được cho việc thực hành môn học được hiệu quả. Cụ thể:

+ Môn Kỹ thuật xử lý thông tin cần có phòng máy được trang bị phần mềm phục vụ ngành học có bản quyền

+ Môn Kỹ thuật thu thập thông tin: đối với môn học này, sinh viên có thể xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyến đi thực tế (chủ thể và đối tượng do giáo viên lựa chọn). Để tổ chức được bài tập này, cần có kinh phí để tổ chức tùy theo nội dung thực hiện.

+ Học phần Thực tế chính trị-xã hội, Kiến tập, Thực tập nghiệp vụ: để tăng cường thực tế và giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận gần hơn với thực tế nghề nghiệp, có thể cho sinh viên tham gia các đợt nghiên cứu, khảo sát với các công ty, tổ chức trong nước và nước ngoài hoặc do khoa chủ quản tổ chức nghiên cứu. Để thực hiện được chuyến đi này cần có sự hỗ trợ của Ban quản lý đào tạo về lịch giảng dạy, giấy tờ liên hệ làm việc, hỗ trợ công tác phí đối với giảng viên, hỗ trợ kinh phí đối với sinh viên

- Về đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành Xã hội học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: 03 Phó giáo sư - Tiến sỹ, 04 Tiến sỹ, 04 Nghiên cứu sinh, 4 Thạc sĩ Xã hội học, cùng một số lượng đông đảo các giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ ngành Xã hội học đảm nhận chức danh giảng viên kiêm nhiệm tại khoa.

Giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo cử nhân ngành Xã hội học được tuyển chọn từ đội ngũ những giảng viên có năng lực và nhiệt huyết với nghề, có kiến thức nền tảng vững chắc, trình độ ngoại ngữ khá và thành thạo trong công nghệ phục vụ ngành học. Được đào tạo cơ bản từ các trường có uy tín ở nước ngoài và của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. Tham gia giảng dạy chương trình này có nhiều giảng viên ở các trường đại học ở khu vực phía Bắc, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học và giảng viên mời đến từ các một số trường đại học đối tác ở nước ngoài của Học viện.

- Về Thư viện

Hiện nay, Trung tâm Thông tin Khoa học trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở thông tin quan trọng, hỗ trợ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học trong toàn Học viện. Tổng diện tích sử dụng của Trung tâm là 3419m2 trong đó có 2 phòng đọc diện tích 100m2, số lượng chỗ ngồi là 200 người, phòng bổ sung kỹ thuật, phòng hội thảo khoa học, phòng Internet với trên 20 máy tính phục vụ tra cứu, 4 kho để sách cùng các trang thiết bị phục vụ tương đối hiện đại. Trung tâm Thông tin Khoa học thường xuyên cập nhật các tài liệu mới, tổ chức biên tập, in ấn và phát hành giáo trình, tài liệu học tập phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và sinh viên của Học viện. Đặc biệt, hệ thống thư viện đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đọc với các phòng: phòng đọc sách, phòng đọc báo, tạp chí, phòng mượn tổng hợp, phòng ngoại văn… Hoạt động nghiệp vụ của thư viện được tin học hoá giúp cho việc mượn, trả và quản lý, khai thác có hiệu quả các tài liệu của thư viện. Các sách liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội, ngoại giao nói chung và công tác tư tưởng nói riêng rất phong phú, là nguồn tư liệu quý giá để tra cứu tài liệu cho hoạt động đào tạo và học tập.

Nhà trường cũng có Thư viện điện tử hiện đại trang bị hệ thống sách, giáo trình tài liệu tham khảo phong phú đa dạng với 3608 tài liệu, có thể đọc toàn văn tài liệu số theo điạ chỉ: thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace.

10.3. Kế hoạch điều chỉnh chương trình

Chương trình được đánh giá định kỳ 2 năm/lần, được đổi mới, hoàn thiện theo định kỳ 4 năm/lần hoặc khi có sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu xã hội đối với ngành nghề đào tạo, những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực lao động của cơ quan sử dụng nguồn lực đào tạo.      

- Việc điều chỉnh chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước:

(1) Tổ chức thu thập thông tin, minh chứng liên quan đến sự cần thiết phải cập nhật chương trình đào tạo (những thay đổi trong quy định của nhà nước, của Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chương trình đào tạo; những tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học thuộc ngành, chuyên ngành truyền thông; các vấn đề kinh tế xã hội, kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình đào tạo; phản hồi của các bên liên quan; những thay đổi học phần, môn học hoặc nội dung chuyên môn…).

 (2) Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật chương trình đào tạo và tổ chức lấy ý kiến của giảng viên trong Khoa về các nội dung điều chỉnh.

(3) Trình Hội đồng khoa học Khoa xem xét thông qua các nội dung điều chỉnh.

(4) Khoa nộp cho Học viện bản đề xuất các nội dung điều chỉnh chương trình đào tạo, các tài liệu và biên bản theo quy định.

- Việc điều chỉnh chương trình đào tạo phải tuân thủ theo nguyên tắc:

(1) Thời lượng của chương trình đào tạo gồm 130 tín chỉ. Chương trình phải đảm bảo tính khoa học và hội nhập; cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của chương trình đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.

(2) Các học phần mới bổ sung vào chương trình đào tạo hoặc các học phần thuộc chương trình đào tạo có nội dung được điều chỉnh phải có đề cương chi tiết học phần theo mẫu quy định, được Bộ môn thông qua.

(3) Việc đưa môn học mới, bổ sung và điều chỉnh nội dung học phần phải được Hội đồng Khoa học của Khoa thông qua và xác nhận.

- Việc điều chỉnh chương trình với học phần thay thế

(1) Sinh viên sử dụng môn học thay thế tương đương đối với các học phần tự chọn trong chương trình khung.

(2) Môn học cũ nhưng nay tăng số tín chỉ sinh viên phải học thay thế môn đó với số tín chỉ mới.

(3) Môn học được gộp lại và tăng số tín chỉ (như môn Lịch sử và lý thuyết xã hội học; Kỹ thuật thu thập thông tin và kỹ thuật chọn mẫu) sinh viên chưa học phần nào thì đăng ký học lại đúng phần đó trong lớp học môn ghép hoặc đăng ký học lại tự nguyện và thi riêng phần học lại.

                                                                                       PHÓ GIÁM ĐỐC

 

 

 

                                                                                              (đã ký)

 

                                                                                         Lưu Văn An

 

 

 

CÁC TIN KHÁC


    Trang chủ    |     Giới thiệu      |     Tuyển Sinh       |     Tra cứu điểm thi       |      Hỏi đáp     |       Liên hệ