- THÔNG BÁO ĐIỂM TRÚNG TUYỂN ĐẠI HỌC 2021 THEO KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- Thông báo lịch học bổ sung kiến thức dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2021 và hướng dẫn học online
- Thông báo về việc nộp hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ đợt 2 năm 2021 hình thức trực tuyến
- THÔNG BÁO TUYỂN SINH DIỆN ĐẶC CÁCH CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP VÀO ĐẠI HỌC NĂM 2021
- THÔNG BÁO NGƯỠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2021
Chuyên ngành chính trị học phát triển
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc |
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
(Ban hành tại Quyết định số 3045/QĐ-HVBCTT ngày 28/9/2015 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Ngành đào tạo: Chính trị học
Chuyên ngành: Chính trị học phát triển
Trình độ đào tạo: Đại học thứ hai
Mã số: 52310201
Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu tổng quát
- Đào tạo đội ngũ cán bộ làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị các cấp; trong các tổ chức kinh tế, xã hội, doanh nghiệp.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu Chính trị học tại các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống học viện và trường chính trị tỉnh, thành phố; Viện nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiến thức:
+ Người học được trang bị kiến thức cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Có kiến thức tổng hợp, nhất là về khoa học xã hội và nhân văn. Hiểu biết sâu sắc về khoa học chính trị: Lịch sử tư tưởng chính trị; Quyền lực chính trị; Thể chế chính trị; Quan hệ chính trị quốc tế; Xã hội học chính trị; Phương pháp xử lý điểm nóng chính trị; Kỹ năng lãnh đạo, quản lý…
+ Có phương pháp tư duy khoa học, có năng lực vận dụng kiến thức đã học vào công tác chuyên môn, đủ trình độ hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.
+ Có kiến thức, năng lực, phương pháp và kỹ năng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch đi ngược lại lợi ích dân tộc, chống lại chế độ chính trị ở Việt Nam.
- Kỹ năng:
+ Sau khi tốt nghiệp, người học bước đầu có những kỹ năng cơ bản sau:
+ Có trình độ, khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước vào thực tiễn công tác;
+ Có khả năng tham mưu lãnh đạo, quản lý; Có năng lực hoạt động thực tiễn, nhất là kỹ năng tổ chức, tập hợp, lôi cuốn quần chúng, phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới và đẩy nhanh việc hội nhập quốc tế.
+ Có khả năng nghiên cứu khoa học, có thể tham gia và chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học;
+ Có khả năng giảng dạy Chính trị học và học lên bậc cao hơn.
- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:
+ Có lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực bảo vệ các giá trị của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng;
+ Tích cực tham gia xây dựng và thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; sẵn sàng đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, quan liêu, tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực khác;
+ Có đạo đức, tác phong của người cán bộ cách mạng; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có ý thức tổ chức kỷ luật; có tình cảm cách mạng trong sáng; có tinh thần trách nhiệm cao, say mê nghề nghiệp; có thái độ cầu thị, tôn trọng và có quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân.
- Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:
Người học sau khi tốt nghiệp có thể công tác ở các vị trí:
+ Cán bộ trong các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương; các doanh nghiệp; tổ chức kinh tế, xã hội;
+ Giảng viên dạy các môn khoa học chính trị ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị;
+ Công tác nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về chính trị, chính sách.
- Trình độ ngoại ngữ
Người học tốt nghiệp từ 2017 trở đi đạt trình độ ngoại ngữ B1 khung châu Âu (tương đương 500 điểm TOEIC hoặc 450 điểm TOEFL hoặc 4.5 điểm IELTS).
- Trình độ Tin học
Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học văn phòng trình độ A, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.
2. Thời gian đào tạo: 2 năm
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:
Chương trình đào tạo toàn khoá gồm 68 tín chỉ.
4. Đối tượng tuyển sinh:
Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính đều có thể dự thi vào ngành Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển nếu có đủ các điều kiện sau:
- Đã tốt nghiệp đại học;
- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) số 10/TTLB ngày 18-8-1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20-8-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học.
Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
Thực hiện theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26-6-2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai; Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
6. Thang điểm:
Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
7. Nội dung chương trình:
TT |
Mã học phần |
Học phần |
Số tín chỉ |
Phân bổ |
Học phần tiên quyết |
Phân kỳ |
|
Lý thuyết |
Thực hành |
||||||
I. Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh |
10 |
|
|
|
|
||
1 |
TM01011 |
Triết học Mác - Lênin |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
1 |
2 |
KT01011 |
Kinh tế chính trị Mác - Lênin |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
1 |
3 |
CN01011 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
2 |
4 |
LS01002 |
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
3 |
5 |
TH01001 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
3 |
II. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp |
58 |
|
|
|
|
||
II.1. Kiến thức cơ sở ngành |
15 |
|
|
|
|
||
Bắt buộc |
9 |
|
|
|
|
||
6 |
NP02014 |
Khoa học quản lý |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
|
1 |
7 |
TT02001 |
Nghệ thuật phát biểu miệng |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
|
1 |
8 |
CT02059 |
Khoa học chính sách công |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
|
1 |
Tự chọn |
6/24 |
|
|
|
|
||
9 |
CN02050 |
Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
|
2 |
10 |
TH02051 |
Lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
|
2 |
11 |
NP02002 |
Lịch sử xây dựng chính quyền nhà nước Việt Nam |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
|
2 |
12 |
TT02353 |
Lý thuyết truyền thông và vận động |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
|
2 |
13 |
CT02054 |
Thể chế chính trị thế giới đương đại |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
|
2 |
14 |
TG02005 |
Tâm lý học lãnh đạo, quản lý |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
|
2 |
15 |
CN02052 |
Lịch sử tư tưởng Việt Nam |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
|
2 |
16 |
TH02055 |
Phương pháp cách mạng và phong cách Hồ Chí Minh |
3.0 |
2.0 |
1.0 |
|
2 |
II.2. Kiến thức chuyên ngành |
29 |
|
|
|
|
||
Bắt buộc |
23 |
|
|
|
|
||
17 |
CT03062 |
Lịch sử tư tưởng chính trị |
3.0 |
2.5 |
0.5 |
|
1 |
18 |
CT02053 |
Quyền lực chính trị và cầm quyền |
3.0 |
2.5 |
0.5 |
|
2 |
19 |
CT03063 |
Chính trị học phát triển |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
1 |
20 |
CT02055 |
Hệ thống chính trị với quản lý xã hội |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
2 |
21 |
CT02061 |
Chính trị quốc tế đương đại |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
1 |
22 |
CT03068 |
Kỹ năng lãnh đạo quản lý |
2.0 |
1.0 |
1.0 |
|
2 |
23 |
CT03070 |
Kỹ năng xử lý điểm nóng chính trị - xã hội |
2.0 |
1.0 |
1.0 |
|
3 |
24 |
CT03071 |
Nghiệp vụ hành chính văn phòng |
2.0 |
1.0 |
1.0 |
|
2 |
25 |
CT03081 |
Chính trị học Việt Nam |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
2 |
26 |
CT03072 |
Phương pháp giảng dạy chính trị học |
3.0 |
1.0 |
2.0 |
CT02053 |
3 |
Tự chọn |
6/26 |
|
|
|
|
||
27 |
CT03076 |
Giới thiệu các tác phẩm Mác-Lênin về chính trị |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
3 |
28 |
CT03074 |
Giới thiệu các tác phẩm ngoài Mác về chính trị |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
CT02053 |
3 |
29 |
CT03082 |
Giới thiệu các tác phẩm Hồ Chí Minh và văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam về chính trị |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
CT02053 |
3 |
30 |
CT03077 |
Kỹ năng giao tiếp chính trị |
2.0 |
1.0 |
1.0 |
|
3 |
31 |
TT02552 |
Văn hóa chính trị |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
3 |
32 |
XD02301 |
Các đảng chính trị trên thế giới |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
3 |
33 |
KT01003 |
Kinh tế phát triển |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
3 |
34 |
CT03019 |
Hệ thống chính trị và quá trình chính sách |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
CT02053 |
3 |
35 |
NP03023 |
Quản lý nguồn nhân lực xã hội |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
NP02014 |
3 |
36 |
CT03084 |
Quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt Nam |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
3 |
37 |
CT03024 |
Tham nhũng và phòng chống tham nhũng chính sách |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
3 |
38 |
CT03031 |
Công nghệ vận động hành lang |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
3 |
39 |
CT03032 |
Chính sách xã hội |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
3 |
II.3. Kiến thức bổ trợ |
4 |
|
|
|
|
||
40 |
CT03080 |
Kỹ năng điều tra xã hội học chính trị |
2.0 |
1.0 |
1.0 |
CT02053 |
3 |
41 |
CT02058 |
Chính trị học so sánh |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
3 |
II.4 |
CT03091 |
Thực tập nghề nghiệp |
3.0 |
0.5 |
2.5 |
|
4 |
II.5 |
CT04010 |
Khóa luận |
7.0 |
0.5 |
6.5 |
|
4 |
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
7.0 |
|
|
|
4 |
||
42 |
CT03073 |
Phương pháp nghiên cứu chính trị học |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
4 |
43 |
CT03088 |
Chính sách đối ngoại |
2.0 |
1.5 |
0.5 |
|
4 |
44 |
CT03089 |
Hệ thống tổ chức quyền lực chính trị |
3.0 |
2.5 |
0.5 |
CT02053 |
4 |
Tổng |
68 |
|
|
|
|
GIÁM ĐỐC
Đã ký
PGS, TS. Trương Ngọc Nam