Trang chủ    Giới thiệu    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO    ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 2    Triết học    Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin

Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành theo Quyết định số 3036/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 28/9/2015 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

 

Ngành đào tạo            :Triết học

Chuyên ngành           :Triết học Mác - Lênin

Mã số                          :52 22 03 01

Trình độ đào tạo          :Đại học thứ hai

Loại hình đào tạo        :Chính quy tập trung

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

           - Đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu Triết học cho các trường Đảng khu vực, các trường chính trị tỉnh, thành phố, các Trung tâm giáo dục lý luận chính trị ở các huyện, thị và các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

            - Đào tạo cán bộ có trình độ triết học ở bậc đại học, có khả năng tham gia vào hoạt động của các cơ quan, ban ngành của Đảng và Nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội ở Trung ương và địa phương...

1.2. Mục tiêu cụ thể

           - Kiến thức:Có tri thức khoa học, đặc biệt là tri thức triết học chuyên ngành sâu sắc, toàn diện, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy lý luận chính trị và hoạt động thực tiễn theo mục tiêu chung đã nêu.

- Kỹ năng:

+ Có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản, có thể thực hiện giảng dạy triết học đáp ứng yêu cầu cụ thể.

+ Có năng lực nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và hoạt động thực tiễn.

+ Có khả năng tham gia vào hoạt động tư tưởng của Đảng và các nhiệm vụ chính trị xã hội theo nhiệm vụ cụ thể.

- Về phẩm chất chính trị và đạo đức:

            + Có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc.

           + Có đạo đức của người cán bộ cách mạng với phẩm chất của người thầy giáo chân chính; có ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, có lối sống tích cực, lành mạnh, luôn có sự nỗ lực luôn tu dưỡng rèn luyện cá nhân; có quan hệ tốt với đồng nghiệp và ý thức gương mẫu của người cán bộ cách mạng.

- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:cán bộ giảng dạy và nghiên cứu triết học, cán bộ các cơ quan của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương.

          - Trình độ ngoại ngữ:Người học tốt nghiệp từ năm 2017 trở đi phải đạt trình độ ngoại ngữ B1 khung châu Âu (tương đương 500 điểm TOEIC hoặc 450 điểm TOEFL hoặc 4.5 điểm IELTS).

- Trình độ Tin học:Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học văn phòng trình độ A, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

2. Thời gian đào tạo:2 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:

Chương trình đào tạo toàn khóa gồm 66 tín chỉ.

4. Đối tượng tuyển sinh:

            Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính đều có thể dự thi vào ngành Triết học, chuyên ngành Triết học Mác-Lênin nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp đại học;

            - Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) số 10/TTLB ngày 18-8-1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20-8-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không trong thời gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có bằng tốt nghiệp đại học.

Thí sinh là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

            Thực hiện theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 26-6-2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai; Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

6. Thang điểm:

            Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

           Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

7. Nội dung chương trình:

TT

Mã học phần

Học phần

Số tín chỉ

Phân bổ

Học phần tiên quyết

Phân kỳ

Lý thuyết

Thực hành

7.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

10

 

 

 

 

1

TM01011

Triết học Mác-Lênin

2.0

1.5

0.5

 

1

2

KT01011

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

2.0

1.5

0.5

 

1

3

CN01011

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.0

1.5

0.5

TM01011

2

4

LS01002

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

2.0

1.5

0.5

 

2

5

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.0

1.5

0.5

 

2

7.2.Khoa học xã hội và nhân văn

4

 

 

 

 

6

TG01002

Tâm lý học sư phạm

2.0

1.5

0.5

 

1

7

TG01003

Lý luận dạy học đại học

2.0

1.5

0.5

 

1

7.3. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

52

 

 

 

 

 Kiến thức cơ sở ngành

9

 

 

 

 

Bắt buộc

7

 

 

 

 

8

TM02001

Đạo đức học

3.0

2.0

1.0

 

1

9

TM01004

Tôn giáo học

2.0

1.5

0.5

 

2

10

TM01005

Mỹ học

2.0

1.5

0.5

 

3

Tự chọn (1/4 môn)

2

 

 

 

 

11

TM01007

Lôgíc hình thức

2.0

1.5

0.5

 

1

12

TM02009

Sinh học đại cương

2.0

1.5

0.5

 

1

13

TM02007

Vật lý học đại cương

2.0

1.5

0.5

 

1

14

TM02008

Hóa học đại cương

2.0

1.5

0.5

 

1

Kiến thức chuyên ngành

33

 

 

 

 

Bắt buộc

29

 

 

 

 

15

TM03010

Lịch sử triết học phương Đông

4.0

3.0

1.0

TM01011

2

16

TM03011

Lịch sử triết học phương Tây

5.0

4.0

1.0

TM01011

1

17

TM03012

Lịch sử triết học Mác-Lênin

3.0

2.0

1.0

TM03011

2

18

TM03013

Tác phẩm kinh điển Mác-Ăngghen-Lênin

5.0

4.0

1.0

TM01011

2

19

TM03014

Chuyên đề chủ nghĩa duy vật biện chứng

3.0

2.0

1.0

TM03012

TM03013

3

20

TM03015

Chuyên đề chủ nghĩa duy vật lịch sử

3.0

2.0

1.0

TM03012

TM03013

3

21

TM03016

Phương pháp giảng dạy triết học

6.0

5.0

1.0

TM03012

TM03013

3

Tự chọn (2/6 môn)

4

 

 

 

 

22

TM03021

Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

2.0

1.5

0.5

TM03011

3

23

TM03022

Triết học ngoài mác xít hiện đại

2.0

1.5

0.5

TM03011

3

24

TM03023

Triết học và khoa học tự nhiên

2.0

1.5

0.5

TM03011

3

25

TM03024

Triết học văn hóa

2.0

1.5

0.5

TM03011

3

26

TM03025

Triết học giá trị

2.0

1.5

0.5

TM03011

3

27

TM03026

Triết học con người

2.0

1.5

0.5

TM03011

3

28

TM03033

Thực tập nghề nghiệp

3.0

0.5

2.5

 

4

Khóa luận hoặc học phần thay thế khóa luận

 

 

 

 

 

29

TM04001

Khóa luận

7.0

0.5

6.5

 

4

Các học phần thay thế cho khóa luận

7.0

 

 

 

 

30

TM03034

Các vấn đề triết học về toàn cầu hóa

3.0

2.0

1.0

TM03011

4

31

TM03035

Chủ nghĩa Mác phương Tây

2.0

1.5

0.5

 

4

32

TM03036

Dân chủ và đổi mới hệ thống chính trị

2.0

1.5

0.5

 

4

Tổng

66

 

 

 

 

                                                                             GIÁM ĐỐC

 

                                                                      Đã ký

 

                                                                           PGS, TS. Trương Ngọc Nam

CÁC TIN KHÁC


    Trang chủ    |     Giới thiệu      |     Tuyển Sinh       |     Tra cứu điểm thi       |      Hỏi đáp     |       Liên hệ