Trang chủ    Giới thiệu    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO    THẠC SĨ    Quản lý báo chí - truyền thông    Chuyên ngành Quản lý báo chí - truyền thông

Chuyên ngành Quản lý báo chí - truyền thông

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU, ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 172/QĐ-HVBCTT ngày 16 tháng 01 năm 2015 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Ngành                         : Báo chí học

Mã ngành                   : 62 32 01 01

Chuyên ngành           : Quản lý báo chí - truyền thông

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu tổng quát

             Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý báo chí - truyền thông  cung cấp nguồn nhân lực trình độ thạc sĩ cho công tác chỉ đạo,quản lýbáo chí – truyền thông, có thể đảm nhận các chức trách công việc trong các cơ quan, tổ chứcliên quan đến lĩnh vực chỉ đạo, quản lý báo chí - truyền thông, công tác tư tưởng - văn hóa trong hệ thống chính trị, trong các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp; có khả năng nghiên cứu - giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học - thực tiễn.

1.2. Mục tiêu cụ thể

            - Kiến thức chuyên môn: Học viên tốt nghiệp thạc sĩ Báo chí học, chuyên ngành Quản lý báo chí -truyền thông là người nắm vững quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và cơ sở pháp lý trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí -truyền thông; có kiến thức chuyên sâu về truyền thông đại chúng -báo chí học và khoa học quản lý báo chí - truyền thông; nắm vững cơ sở lý luận - thực tiễn của hoạt động quản lý báo chí - truyền thông ở Việt Nam và trên thế giới.

- Kỹ năng nghề nghiệp:

            + Trên cơ sở kiến thức nền tảng, chuyên sâu cũng như nắm vững quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà nước về lĩnh vực báo chí - truyền thông, người học được trang bị những kỹ năng cơ bản, chuyên sâu về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước về báo chí - truyền thông; kỹ năng tổ chức, quản lý cơ sở báo chí - truyền thông (như tổ chức, quản lý cơ quan báo chí và các cơ sở truyền thông);

            + Hình thành và được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, đánh giá và dự đoán, dự báo, ứng dụng trong quản lý báo chí - truyền thông và giảng dạy, nghiên cứu báo chí - truyền thông;

            + Có kỹ năng tham mưu, tư vấn đáp ứng các yêu cầu chỉ đạo, quản lý báo chí - truyền thông cho các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo báo chí - truyền thông, các cơ quan báo chí và các cơ sở truyền thông.

+ Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, dự báo và phán đoán cũng như kỹ năng quản lý và xử lý khủng hoảng báo chí - truyền thông;

+ Có kỹ năng thuyết trình và thiết kế văn bản, kỹ năng tổ chức sự kiện và thiết lập, củng cố, phát triển các quan hệ công việc.

             - Phẩm chất đạo đức, thái độ nghề nghiệp: Trên cơ sở được trang bị kiến thức cơ bản, hệ thống và nâng cao về báo chí – truyền thông và vai trò của nó trong đời sống xã hội, người học có được thái độ đúng đắn và ý thức tự giác về nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; thái độ nghiêm túc, phong cách cầu thị, khoa học và chuẩn mực trong hoạt động quản lý báo chí – truyền thông.

1.3. Vị trí công tác sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người được đào tạo có khả năng đảm nhận các chức trách, vị trí công việc sau đây:

            - Làm chuyên viên, cán bộ tham mưu, tư vấn,... trong các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước về báo chí - truyền thông, các cơ quan công tác tư tưởng - văn hóa, các tổ chức trong hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước (như Ban Tuyên giáo Trung ương và các cấp, Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ... và cấp sở tương ứng), các tổ chức chính trị - xã hội;

- Các cơ quan báo chí - truyền thông, các tập đoàn báo chí - truyền thông;

- Các trung tâm truyền thông của các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp,...;

- Bộ phận truyền thông ở các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội…

            - Làm công tác đào tạo và quản lý đào tạo bậc cử nhân ở các cơ sở đào tạo, cán bộ nghiên cứu - giảng dạy báo chí - truyền thông ở các cơ sở đào tạo và nghiên cứu liên quan đến báo chí - truyền thông.

2. Yêu cầu đối với người dự tuyển

Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Báo chí học, chuyên ngành Quản lý báo chí - truyền thông phải thoả mãn các điều kiện sau:

2.1. Điều kiện về văn bằng:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Báo chí;

            - Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần: Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông quốc tế, Công nghệ truyền thông, Quan hệ công chúng… và có Chứng nhận hoàn thành các môn học bổ sung kiến thức tương đương trình độ cử nhân Báo chí do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp với các môn học sau đây:

Tên học phần

Số tín chỉ

1. Cơ sở lý luận báo chí

3

2. Lao động nhà báo

3

3. Luật pháp và đạo đức báo chí

3

4. Báo chí – truyền thông đa phương tiện

3

5. Ảnh thời sự báo chí

2

6. Công chúng báo chí

2

        Tổng cộng

16

           - Có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác và có Chứng nhận hoàn thành các môn học bổ sung kiến thức tương đương trình độ cử nhân Báo chí do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp với các môn học sau đây:

Tên học phần

Số tín chỉ

1. Cơ sở lý luận báo chí

3

2. Lao động nhà báo

3

3. Luật pháp và đạo đức báo chí

3

4. Lý thuyết truyền thông

3

5. Báo chí – truyền thông đa phương tiện

3

6. Ảnh thời sự báo chí

2

7. Công chúng báo chí

2

8. Biên tập báo chí

2

9. Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí – truyền thông

4

        Tổng cộng

25

- Thí sinh là người nước ngoài: xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2. Điều kiện về thâm niên công tác:

            - Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành Báo chí loại Khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. Trường hợp bằng tốt nghiệp xếp loại khác phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi, kể từ ngày có quyết định tiếp nhận công tác đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

            - Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Báo chí phải có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi, kể từ ngày có quyết định tiếp nhận công tác đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

            - Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng kí dự thi, kể từ ngày có quyết định tiếp nhận công tác đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

2.3.Điều kiện về sức khoẻ: Đủ sức khoẻ để học tập và công tác (có chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện đa khoa).

2.4. Điều kiện về hồ sơ:Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng mẫu và đúng thời hạn quy định của Học viện.

3. Môn thi tuyển sinh

             Người dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ Báo chí học, chuyên ngành Quản lý báo chí - truyền thông phải tham dự kỳ thi tuyển sinh do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức gồm các môn quy định như sau :

- Môn chủ chốt ngành: Cơ sở lý luận báo chí

- Môn chuyên ngành: Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí-truyền thông

- Môn Ngoại ngữ.

Miễn thi môn Ngoại ngữ: đối với thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau: 

            + Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;

            + Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành ngôn ngữ nước ngoài;

            + Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, do các đơn vị cấp chứng chỉ được quy định dưới đây:

TT

Ngoại ngữ

Chứng chỉ đạt yêu cầu

tối thiểu

Đơn vị cấp chứng chỉ

1

Tiếng Anh

  IELTS

4.5

- British Council (BC)

- International Development Program (IDP)

TOEIC

450

- British Council (BC)

- Educational Testing Service (ETS)

- International Development Program (IDP)

- IIG

Cambridge Exam

PET

BEC

Preliminary

BULATS

40

CEFR

B1

- Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

- Đại học Hà Nội

2

Tiếng Nga

TRKI

Cấp độ 1

Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội (The Russian centre of science and culture in Hanoi)

3

Tiếng Pháp

- DELF

- TCF niveau

- B1

- Cấp độ 3

Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d’Etudes Pedagogiques – CIEP)

4

     Tiếng

Trung Quốc

HSK

Cấp độ 3

- Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Han Ban)

- Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese)

5

Tiếng Đức

- ZD

B1

Ủy ban giáo dục phổ thông Đức tại nước ngoài (ZfA)

6

Tiếng Nhật

JLPT

Cấp độ N4

Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation)

             Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Học viện sẽ thành lập Hội đồng kiểm tra năng lực ngoại ngữ của các thí sinh, học viên đã có chứng chỉ. Kết quả kiểm tra sẽ được sử dụng làm kết quả chính thức để xét miễn thi đầu vào, đầu ra về ngoại ngữ tại Học viện.

            - Thí sinh không thuộc diện miễn thi môn Ngoại ngữ phải tham dự kỳ kiểm tra trình độ ngoại ngữ môn Tiếng Anh. Đề thi môn Tiếng Anh trình độ A2 (bỏ phần thi nghe hiểu và thi nói) theo dạng thức đề B1 khung Châu Âu áp dụng cho đào tạo trình độ thạc sĩ.

4. Điều kiện tốt nghiệp

Học viên được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng thạc sĩ Báo chí học, chuyên ngành Quản lý báo chí - truyền thông  nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

            - Hoàn thành chương trình đào tạo, có điểm trung bình chung các học phần trong chư­ơng trình đào tạo đạt từ 5,5 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc điểm C trở lên (theo thang điểm chữ);

- Đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;

- Điểm luận văn đạt từ 5,5 trở lên;

            - Đã nộp luận văn được hội đồng đánh giá đạt yêu cầu trở lên, có xác nhậncủa người hướng dẫn và chủ tịch hội đồng về việc luận văn đã được chỉnh sửa theo kết luận của hội đồng;

           - Chấp hành tốt nội quy, quy chế đào tạo của Học viện, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập; không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn.

5. Nội dung chương trình

Thời gian đào tạo: 2 năm.

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 60 tín chỉ.

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Phân bổ thời lượng

Học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

5.1. Khối kiến thức chung

14

 

 

 

1

CHTM01001

Triết học

4,0

3,5

0,5

 

2

CHTG01002

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

2,0

1,5

0,5

 

3

CHCT01003

Chính trị học nâng cao

2,0

1,5

0,5

 

4

CHNN01004

Ngoại ngữ

6,0

5,0

1,0

 

5.2. Khối kiến thức cơ sở ngành

16

 

 

 

5.2.1. Cơ sở ngành bắt buộc

12

 

 

 

5

CHBC02011

Lãnh đạo, quản lý báo chí – truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

6

CHBC02012

Lý luận và thực tiễn báo chí truyền thông đương đại

2,0

1,5

0,5

 

7

CHBC02013

Kinh tế báo chí – truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

8

CHPT02014

Luật pháp và đạo đức trong thực tiễn báo chí – truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

9

CHPT02015

An ninh truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

10

CHPT02016

Ngôn ngữ báo chí – truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

5.2.2. Cơ sở ngành tự chọn

4

 

 

 

 

Định hướng nghiên cứu

4/6

 

 

 

11

CHPT02017

Truyền thông đại chúng thế giới đương đại

2,0

1,5

0,5

 

12

CHBC02018

Báo chí – truyền thông và dư luận xã hội

2,0

1,5

0,5

 

13

CHBC02019

Công chúng báo chí – truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

 

Định hướng ứng dụng

4/6

 

 

 

14

CHBC02020

Phân tích lao động báo chí – truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

15

CHPT02021

Phân tích sản phẩm báo chí – truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

16

CHPT02022

Truyền thông đa phương tiện

2,0

1,5

0,5

 

5.3. Khối kiến thức chuyên ngành

15

 

 

 

5.3.1. Chuyên ngành bắt buộc

12

 

 

 

17

CHBC03038

Quản lý Nhà nước về báo chí - truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

18

CHBC03039

Quản lý cơ quan báo chí và cơ sở truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

19

CHBC03026

Thiết kế và quản lý dự án truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

20

CHBC03027

Quản trị khủng hoảng báo chí - truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

21

CHBC03040

Quản lý báo chí đối ngoại và truyền thông quốc tế

2,0

1,5

0,5

 

22

CHBC03041

Quản trị kinh doanh báo chí – truyền thông

2,0

1,5

0,5

 

5.3.2. Chuyên ngành tự chọn

3

 

 

 

 

Định hướng nghiên cứu

3/6

 

 

 

23

CHBC03029

Nghiên cứu truyền thông

3,0

2,0

1.0

 

24

CHBC03031

Truyền thông hình ảnhvà quản lý hình ảnh truyền thông

3,0

2,0

1,0

 

 

Định hướng ứng dụng

3/9

 

 

 

25

CHBC03032

Báo chí - truyền thông cho các nhóm đối tượng chuyên biệt

3,0

2,0

1,0

 

26

CHBC03033

Báo chí – truyền thông với văn hóa nghệ thuật

3,0

2,0

1,0

 

27

CHBC03042

Tâm lý học trong hoạt động quản lý báo chí – truyền thông

3,0

2,0

1,0

 

5.4. Luận văn/sản phẩm tốt nghiệp

15

 

 

 

Tổng

60

 

 

 

                                                                                                                                                       GIÁM ĐỐC

 

                                                                                                                                                         Đã ký

 

                                                                                                                                      PGS, TS. Trương Ngọc Nam

CÁC TIN KHÁC


    Trang chủ    |     Giới thiệu      |     Tuyển Sinh       |     Tra cứu điểm thi       |      Hỏi đáp     |       Liên hệ