Trang chủ    SAU ĐẠI HỌC    Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2016

Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2016

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

 

Số: 279 /TB-HVBCTT-ĐT

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


          Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2016         

 

 

                                                                    THÔNG BÁO TUYỂN SINH

                                                           ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ NĂM 2016

 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2016, như sau:

1. Chỉ tiêu tuyển sinh:45 NCS

- Ngành Báo chí học: 15 chỉ tiêu;

- Ngành Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng: 15 chỉ tiêu;

- Ngành Triết học: 15 chỉ tiêu.

2. Thời gian tuyển sinh: Tuyển sinh một đợt vào tháng 9/2016.

3. Hình thức và thời gian đào tạo :

a. Hình thức đào tạo: Các lớp NCS được tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung liên tục.

b. Thời gian đào tạo:

- Đối với người đã có bằng thạc sĩ: 3 năm tập trung liên tục;

- Đối với người có bằng đại học nhưng chưa có bằng thạc sĩ chuyên ngành phù hợp là 4 năm tập trung liên tục.

4. Điều kiện dự tuyển

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải có các điều kiện sau:

a) Về văn bằng:

- Có bằng thạc sĩ đúng ngành và có ít nhất 01 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự tuyển đã được công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển. Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ thì phải có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, đúng với ngành đăng ký dự tuyển và có ít nhất 02 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự tuyển đã được công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.

- Có bằng thạc sĩ ngành phù hợp, ngành gần; có ít nhất 02 bài báo phù hợp với hướng nghiên cứu đăng ký dự tuyển đã được công bố trên các tạp chí khoa học trước khi nộp hồ sơ dự tuyển và có Chứng nhận học bổ sung kiến thức do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp (xem Danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần và các môn học bổ sung kiến thức dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ đính kèm Thông báo này).

b) Có một bài luận về dự định nghiên cứu, bao gồm các nội dung sau:

- Đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh;

- Lý do lựa chọn đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu;

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài hoặc lĩnh vực nghiên cứu;

- Mục tiêu và mong muốn đạt được khi đăng ký đi học nghiên cứu sinh;

- Lý do lựa chọn cơ sở đào tạo là Học viện Báo chí và Tuyên truyền;

- Kế hoạch thực hiện trong từng thời kỳ của thời gian đào tạo;

- Những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh trong vấn đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu;

- Dự kiến việc làm và các nghiên cứu tiếp theo sau khi tốt nghiệp;

- Đề xuất người hướng dẫn (nếu có).

Lưu ý: Dự định đề tài nghiên cứu của thí sinh phải có xác nhận và chữ ký của người được đề xuất hướng dẫn. Đề tài nghiên cứu và người hướng dẫn được đề nghị phải nằm trong Danh mục các hướng nghiên cứu và danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền (đính kèm Thông báo này). Những thay đổi khác phải do Giám đốc Học viện quyết định.

c) Có 02 thư giới thiệu của hai nhà khoa học có chức danh khoa học như giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành; hoặc 01 thư giới thiệu của một nhà khoa học có chức danh khoa học hoặc học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành và 01 thư giới thiệu của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh. Những người giới thiệu này phải có ít nhất 6 tháng cùng công tác hoặc cùng hoạt động chuyên môn với thí sinh. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:

- Phẩm chất đạo đức, đặc biệt đạo đức nghề nghiệp;

- Năng lực hoạt động chuyên môn;

- Phương pháp làm việc;

- Khả năng nghiên cứu;

- Khả năng làm việc theo nhóm;

- Điểm mạnh và yếu của người dự tuyển;

- Triển vọng phát triển về mặt chuyên môn;

- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm NCS.

(Thư giới thiệu theo nội dung trên phải có dung lượng ít nhất 2 trang đánh máy vi tính trình bày trên khổ giấy A4 và có chữ ký của người giới thiệu).

d) Đạt một trong các điều kiện sau về trình độ ngoại ngữ:

- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ được đào tạo ở nước ngoài; 

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành ngoại ngữ;

- Có Chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 hoặc bậc 3/6 trở lên theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ trong thời hạn 2 năm tính đến ngày dự tuyển nghiên cứu sinh, do các đơn vị cấp chứng chỉ được quy định dưới đây:

TT

Ngoại ngữ

Chứng chỉ đạt yêu cầu

tối thiểu

Đơn vị cấp chứng chỉ

1

Tiếng Anh

 IELTS

4.5

- British Council (BC)

- International Development Program (IDP)

TOEIC

450

- British Council (BC)

- Educational Testing Service (ETS)

- International Development Program (IDP)

- IIG

Cambridge Exam

PET

BEC

Preliminary

BULATS

40

CEFR

B1

- Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

- Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGTPHCM

- Đại học Hà Nội

2

Tiếng Nga

TRKI

Cấp độ 1

Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội (The Russian centre of science and culture in Hanoi)

3

Tiếng Pháp

- DELF

- TCF niveau

- B1

- Cấp độ 3

Trung tâm Nghiên cứu Sư phạm quốc tế (Centre International d’Etudes Pedagogiques - CIEP)

4

     Tiếng

Trung Quốc

HSK

Cấp độ 3

- Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Han Ban)

- Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese)

5

Tiếng Đức

- ZD

B1

Ủy ban giáo dục phổ thông Đức tại nước ngoài (ZfA)

6

Tiếng Nhật

JLPT

Cấp độ N4

Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation)

 

Trong trường hợp chưa đạt một trong các điều kiện trên, thí sinh phải tham dự kỳ kiểm tra trình độ ngoại ngữ theo dạng thức đề thi tương đương cấp độ B1 Khung châu Âu và có kết quả đạt yêu cầu theo quy định của Giám đốc Học viện. Môn ngoại ngữ dự kiểm tra được chọn là tiếng Anh;

e) Nộp đầy đủ hồ sơ dự tuyển, được xác nhận bởi cơ quan quản lý nhân sự (nếu là người đã có việc làm). Đối với người chưa có việc làm cần được địa phương nơi cư trú xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

g) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính (đóng học phí; hoàn trả kinh phí với nơi đã cấp cho quá trình đào tạo nếu không hoàn thành luận án tiến sĩ).

h) Đủ sức khoẻ để học tập và công tác.

Lưu ý: Chỉ xét các bài báo của thí sinh dự tuyển nghiên cứu sinh được đăng trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục mà Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước ban hành năm 2013.

5. Hồ sơ dự tuyển nghiên cứu sinh gồm có:

1.

Phiếu đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh (theo mẫu);

2.

Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý (nếu có);

3.

Sơ yếu lý lịch (theo mẫu);

4.

Bản sao bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học (có công chứng);

5.

Bản sao bằng và bảng điểm thạc sĩ (có công chứng);

6.

Bản sao các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có);

7.

08 bản sao các bài báo khoa học đã công bố đóng thành quyển (gồm trang bìa, trang mục lục và toàn bộ bài báo khoa học, có bảng kê khai danh mục ở sau trang bìa lót);

8.

02 thư giới thiệu của hai nhà khoa học (hoặc 01 thư của một nhà khoa học và 01 thư của thủ trưởng đơn vị công tác của thí sinh);

9.

01 bản gốc và 07 bản sao bài luận về dự định nghiên cứu của thí sinh (theo mẫu);

10.

Bản sao có công chứng các giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có);

11.

Các giấy tờ xác nhận thâm niên nghề nghiệp (nếu có);

12.

Giấy chứng nhận sức khoẻ của bệnh viện đa khoa được cấp trong thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển;

13.

04 ảnh 4 x 6 cho vào phong bì ghi rõ họ tên;

14.

03 phong bì có tem và ghi rõ địa chỉ liên hệ của thí sinh (Địa chỉ trên phong bì thư phải ghi rõ ràng, đầy đủ thông tin người nhận chuyển theo đường bưu điện và số điện thoại liên hệ).

6. Thời gian phát hành và nhận hồ sơ xét tuyển NCS:

- Phát hành hồ sơ: từ ngày 01/4/2016  đến hết ngày 30/6/2016.

- Nhận hồ sơ:từ ngày 01/5/2016 đến hết ngày 30/8/2016. Thí sinh thuộc diện phải học bổ sung kiến thức nộp hồ sơ trước ngày 01/7/2016. Hồ sơ dự thi đã nộp không trả lại.

- Địa điểm nhận hồ sơ : Phòng Tuyển sinh và Quản lý chương trình, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: (04) 37.546.963 (số máy lẻ 306).

- Lệ phí (nộp cùng hồ sơ):

+ Lệ phí đăng ký dự tuyển: 60.000đ/người dự tuyển;

+ Lệ phí xét tuyển NCS: 200.000đ/người dự tuyển;

+ Lệ phí thi môn ngoại ngữ: 120.000đ/người dự tuyển.

7. Kế hoạch tuyển sinh NCS:

- Thời gian học bổ sung kiến thức: từ ngày 01/7/2016 đến ngày 10/8/2016. Tổ chức học bổ sung kiến thức vào các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.

- Xét tuyển hồ sơ NCS:  Dự kiến vào 2 ngày 15 và 16 tháng 9/2016;

- Kiểm tra trình độ ngoại ngữ đối với thí sinh dự tuyển NCS (chưa có cácvăn bằng, chứng chỉ như quy định tại khoản d mục 4 của Thông báo này) được tổ chức đồng thời với kỳ thi ngoại ngữ trình độ B1 cho các lớp đào tạo trình độ thạc sĩ K.21. Thí sinh có nhu cầu kiểm tra trình độ ngoại ngữ cập nhật lịch kiểm tra trên website của Học viện Báo chí và Tuyên truyền./.

 

     Nơi nhận:

- Học viện CTQGHCM (để báo cáo);

- Bộ GD và ĐT (để báo cáo);

      - Ban Giám đốc Học viện;

      - Các đơn vị trong Học viện;

      - Các trường Chính trị tỉnh, thành phố;

- Các trường Đại học, Cao đẳng;

- Ban Tổ chức Tỉnh ủy các tỉnh, thành phố;

- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố;

- Các cơ quan Báo chí, Xuất bản  

- Trung ương và địa phương;

- Lưu: VT, ĐT.

     GIÁM ĐỐC

                         

                 

(Đã ký)

 

           

 

                  PGS, TS. Trương Ngọc Nam                   

 

 

 

DANH MỤC NGÀNH ĐÚNG, NGÀNH GẦN VÀ CÁC MÔN HỌC

BỔ SUNG KIẾN THỨC DỰ TUYỂN ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ

(Ban hành kèm theo Thông báo số ……../TB-HVBCTT-ĐT

ngày 19 tháng 01 năm 2016 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

 

 

TT

NGÀNH/

CHUYÊN NGÀNH

NGÀNH

DỰ XÉT TUYỂN

CÁC MÔN

HỌC CHUYỂN ĐỔI

SỐ TÍN CHỈ

1

Báo chí học

Ngành

phù hợp

Truyền thông đại chúng,

Cơ sở lý luận báo chí

4

Các thể loại báo chí hiện đại 

3

Công chúng báo chí

3

Ngành gần

Quan hệ công chúng, Xuất bản, Lưu trữ học, Bảo tàng học, Khoa học-Thông tin-thư viện, Xã hội học, Chính trị học, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh học, Kinh tế chính trị, Ngôn ngữ học, Văn học Việt Nam, Lý luận văn học, Văn hóa học

Cơ sở lý luận báo chí

4

Lý thuyết truyền thông

3

Các loại hình báo chí

3

Tác phẩm báo chí đại cương

3

Luật báo chí và đạo đức nhà báo

3

 

 

2

Ngành Chính trị học, chuyên ngành Công tác tư tưởng

Ngành

phù hợp

Chính trị học, Quản lý xã hội, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Hồ Chí Minh học, Quan hệ quốc tế, Hành chính công

Cơ sở lý luận công tác tư tưởng  

4

Tâm lý học tuyên truyền   

3

Hệ thống quan điểm đổi mới của Đảng CSVN  

3

Lịch sử công tác tư tưởng của Đảng CSVN   

3

 

 

 

Ngành

gần

Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,  Kinh tế chính trị, Báo chí học, Xuất bản, Quan hệ công chúng, Xã hội học, Quản lý văn hóa, Quản lý giáo dục

Cơ sở lý luận công tác tư tưởng   

4

Tâm lý học trong công tác tuyên truyền      

3

Hệ thống quan điểm đổi   mới của Đảng CSVN  

3

Lịch sử công tác tư tưởng  của Đảng CSVN    

4

Quản lý hoạt động văn hoá tư tưởng 

3

3

Triết học

Ngành phù hợp

Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tôn giáo học, Lịch sử thế giới, Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử sử học và sử liệu học, Khảo cổ học

Lịch sử triết học Mác – Lênin và một số tác phẩm kinh điển

4

Logic hình thức

3

Logic biện chứng

3

Ngành gần

Chính trị học, Quản lý xã hội, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Hồ Chí Minh học, Quan hệ quốc tế, Hành chính công

Lịch sử triết học Mác – Lênin và một số tác phẩm kinh điển

4

Logic hình thức

3

Logic biện chứng

3

Chủ nghĩa duy vật biện chứng – cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học

4

Chủ nghĩa duy vật lịch sử và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3

 

 

 

     GIÁM ĐỐC

                         

                 

  (Đã ký)

           

 

                        PGS, TS. Trương Ngọc Nam                   

 

 

 

DANH MỤC CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA HỌC CÓ THỂ NHẬN HƯỚNG DẪN NCS

CỦA HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

 

1.      NGÀNH BÁO CHÍ HỌC

TT

Hướng nghiên cứu

Họ tên, học vị, học hàm người hướng dẫn nghiên cứu sinh

Số NCS có thể nhận

1

Quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về báo chí và quản lý, phát triển báo chí

PGS, TS. Tô Huy Rứa, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Nguyễn Vũ Tiến, PGS, TS. Phạm Huy Kỳ, PGS, TS. Đinh Văn Hường, PGS, TS. Dương Xuân Sơn, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ, TS. Trần Đăng Tuấn, TS. Nguyễn Trí Nhiệm

5

 

2

Những vấn đề lý luận và lịch sử báo chí Việt Nam

PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Nguyễn Thị Thoa, PGS, TS. Trần Thế Phiệt, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, TS. Hoàng Văn Quang, GS, TS. Đỗ Quang Hưng, PGS, TS. Phạm Duy Đức, PGS, TS. Đinh Văn Hường, PGS, TS. Dương Xuân Sơn, PGS, TS. Nguyễn Đức Dũng, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, TS. Nguyễn Trí Nhiệm, PGS, TS. Mai Quỳnh Nam

 

3

 

3

Những vấn đề lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại

GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, TS. Đinh Thế Huynh, TS. Trần Đăng Tuấn, TS. Tạ Bích Loan, TS. Đậu Ngọc Đản, PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Nguyễn Đức Dũng, TS. Nguyễn Thị Thoa, TS. Nguyễn Trí Nhiệm, PGS, TS. Đinh Thúy Hằng, TS. Trần Thu Nga, TS. Trần Bá Dung, PGS, TS. Trần Thế Phiệt, PGS, TS. Trần Văn Hải, TS. Lưu Hồng Minh, TS. Vũ Thị Kim Hoa, PGS, TS. Hà Huy Phượng, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Oanh, TS. Lê Thị Nhã, PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa, PGS, TS. Đinh Văn Hường, PGS, TS. Dương Xuân Sơn, PGS, TS. Đặng Thu Hương

 

5

4

Báo chí và dư luận xã hội

PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Phạm Chiến Khu, PGS, TS. Mai Quỳnh Nam, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa, PGS, TS. Nguyễn Quý Thanh, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng

 

3

 

5

Cơ sở khoa học - thực tiễn cho việc hoạch định chiến lược và chính sách phát triển báo chí-truyền thông

PGS, TS. Tô Huy Rứa, GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, TS. Trương Minh Tuấn, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, PGS, TS. Hà Huy Phượng, TS. Lê Thị Nhã; GS,TS. Dương Xuân Ngọc; GS,TSKH. Phan Xuân Sơn

 

3

6

Báo chí học với các khoa học liên ngành

GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, GS, TS. Dương Xuân Ngọc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Lưu Văn An, PGS, TS. Phạm Minh Sơn, TS. Mai Đức Ngọc, PGS, TS. Trần Thị Trâm, TS. Vũ Thị Kim Hoa, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, TS. Lưu Hồng Minh, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Oanh, PGS, TS. Hà Huy Phượng, TS. Lê Thị Nhã; PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, PGS, TS. Đinh Văn Hường, PGS, TS. Mai Quỳnh Nam; GS,TSKH. Phan Xuân Sơn

 

10

 

7

Kinh tế báo chí và các khuynh hướng phát triển

TS. Đinh Thế Huynh, TS. Nguyễn Trí Nhiệm, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ, TS. Trần Đăng Tuấn, TS. Phạm Tất Thắng, TS. Lê Hải, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, PGS, TS. Hà Huy Phượng, TS. Lê Thị Nhã; PGS,TS. Đặng Thị Thu Hương; TS Bùi Chí Trung; PGS, TS. Đinh Văn Hường; TS. Phan Thị Loan, TS. Tạ Bích Loan, PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi

5

8

Mô hình tổ chức toà soạn và lao động nhà báo

TS. Nguyễn Thị Thoa, TS. Nguyễn Trí Nhiệm, TS. Lê Thị Nhã, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Đức Dũng, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Đinh Văn Hường, PGS, TS. Đinh Thúy Hằng, TS. Hà Huy Phượng, TS. Trần Thu Nga, PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa, TS. Trần Đăng Tuấn, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Oanh, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, TS. Lê Thị Nhã; TS Nguyễn Quang Hòa; PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi

4

9

Ngôn ngữ báo chí-truyền thông

TS. Vũ Thị Kim Hoa, TS. Phạm Văn Thấu, PGS, TS. Hoàng Anh, TS. Trần Thu Nga, PGS, TS. Vũ Quang Hào, GS, TS. Nguyễn Văn Hiệp, TS. Trần Văn Thư, TS. Nguyễn Thanh Hương, TS. Nguyễn Thị Thu, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững. GSTS. Lê Quang Thiêm.

3

 

10

Văn hoá truyền thông

GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Đinh Văn Hường, PGS, TS. Ngô Văn Giá, TS. Trần Ngọc Dung, PGS, TS. Trần Thị Trâm, PGS, TS. Hoàng Minh Lường, PGS, TS. Phạm Ngọc Trung, GS, TS. Nguyễn Văn Bính, PGS, TS. Phạm Duy Đức, PGS, TS.  Nguyễn Duy Bắc, TS. Trần Văn Thư, PGS,TS. Đỗ Thị Thu Hằng, PGS, TS. Hà Huy Phượng, TS. Lê Thị Nhã, TS. Nguyễn Đức Hạnh

 

3

11

Báo chí-truyền thông hiện đại phương Tây

PGS, TS. Đinh Thuý Hằng, TS. Nguyễn Trí Nhiệm, PGS, TS. Lưu Văn An, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Nguyễn Thanh Hương, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, PGS,TS. Đặng Thị Thu Hương; TS. Nguyễn Thanh Huyền, TS. Bùi Chí Trung, PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi

3

12

Xã hội học báo chí-truyền thông

PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Lưu Hồng Minh, PGS, TS. Mai Quỳnh Nam, TS. Phạm Chiến Khu, PGS, TS. Nguyễn Quý Thanh, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, TS. Phạm Hương Trà, TS. Nhạc Phan Linh, TS. Trần Hữu Quang

3

13

Công chúng báo chí

PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Mai Quỳnh Nam, PGS, TS. Nguyễn Quý Thanh, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, PGS, TS. Hà Huy Phượng, TS. Lê Thị Nhã, PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Oanh, TS. Trần Hữu Quang, PGS,TS. Đặng Thị Thu Hương, PGS,TS. Đinh Văn Hường

4

14

Toàn cầu hoá báo chí-truyền thông

GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, TS. Nguyễn Trí Nhiệm, PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, PGS, TS. Hà Huy Phượng, TS. Lê Thị Nhã, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Oanh, PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa, PGS, TS. Đặng Thị Thu Hương, TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi, TS. Đinh Thị Thu Hằng, PGS,TS. Mai Quỳnh Nam, PGS,TS. Nguyễn Quý Thanh

 

2

15

Truyền hình hiện đại

TS. Trần Đăng Tuấn, TS. Tạ Bích Loan, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Dương Xuân Sơn, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Nguyễn Trí Nhiệm, TS. Đậu Ngọc Đản, TS. Trần Bảo Khánh, TS. Trần Thu Nga, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Oanh, TS. Đinh Xuân Hòa, TS. Bùi Chí Trung

5

16

Phát thanh hiện đại

PGS, TS. Nguyễn Đức Dũng, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Nguyễn Trí Nhiệm, PGS, TS. Dương Xuân Sơn, TS. Trần Thu Nga, PGS, TS. Vũ Quang Hào, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, TS. Đinh Thị Thu Hằng

4

 

17

 

Báo mạng điện tử, multimedia

TS. Nguyễn Thị Thoa, PGS, TS. Đinh Thuý Hằng, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Nguyễn Đức Dũng, PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, TS. Thang Đức Thắng, PGS, TS. Vũ Quang Hào, PGS, TS. Đặng Thu Hương, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, TS Bùi Chí Trung, PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi, PGS,TS. Hà Huy Phượng

 

 

3

18

Ảnh báo chí hiện đại

GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Hà Huy Phượng, TS. Thang Đức Thắng, TS. Nguyễn Quang Hòa

 

2

 

19

 

Báo chí địa phương

TS. Nguyễn Thị Thoa, PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ, PGS, TS. Đinh Văn Hường, GS, TS Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS Nguyễn Văn Dững, TS. Trần Thu Nga, PGS, TS. Hà Huy Phượng, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, TS. Lê Thị Nhã, TS. Nguyễn Đắc Sinh

4

 

20

 

Báo in hiện đại

PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Nguyễn Thị Thoa, PGS, TS. Hà Huy Phượng, TS. Lê Thị Nhã, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, TS. Trần Thu Nga, TS. Nguyễn Trí Nhiệm, PGS, TS. Đinh Văn Hường, PGS, TS. Đặng Thị Thu Hương, TS. Lê Hải.

3

21

Quảng cáo và dịch vụ báo chí

PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Nguyễn Trí Nhiệm, PGS, TS. Nguyễn Đức Dũng, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, TS. Trần Đăng Tuấn, TS. Tạ Bích Loan, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, PGS, TS. Đặng Thị Thu Hương, TS. Bùi Chí Trung, PGS, TS. Đinh Văn Hường, PGS, TS. Đinh Thị Thúy Hằng, PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa, TS. Thang Đức Thắng, PGS, TS. Trần Hữu Quang, PGS, TS. Nguyễn Quý Thanh.

 

3

 

22

 

Báo chí - Truyền thông đa phương tiện

PGS, TS. Đinh Thị Thuý Hằng, PGS, TS. Hà Huy Phượng, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Đức Dũng, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Thang Đức Thắng, TS. Nguyễn Thanh Hương, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, PGS, TS. Hà Huy Phượng, TS. Lê Thị Nhã, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Oanh, PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa, PGS, TS. Đặng Thu Hương, TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, PGS, TS. Nguyễn Thành Lợi

 

2

 

23

 

Thể loại báo chí hiện đại

TS. Nguyễn Thị Thoa, PGS, TS. Đinh Văn Hường, PGS, TS. Dương Xuân Sơn, GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS. Nguyễn Đức Dũng, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, PGS, TS. Hà Huy Phượng, TS. Lê Thị Nhã, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Oanh, PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa, PGS, TS. Đặng Thị Thu Hương, TS. Đinh Thị Thu Hằng, TS. Đinh Thị Xuân Hòa, TS. Nguyễn Quang Hòa, TS. Bùi Chí Trung, PGS,TS. Trần Thế Phiệt, PGS, TS. Hoàng Minh Lường,

3

 

24

 

Báo chí – truyền thông và Quan hệ công chúng

PGS, TS. Đinh Thị Thúy Hằng, PGS, TS. Vũ Quang Hào, PGS, TS. Đặng Thị Thu Hương, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Nguyễn Thanh Huyền, PGS, TS. Đỗ Thị Thu Hằng, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Oanh, PGS, TS. Nguyễn Thị Trường Giang, PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa, TS. Đinh Thị Thu Hằng, PGS, TS. Đinh Văn Hường,

3

 

25

 

Vấn đề tự do báo chí

GS, TS. Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS Lương Khắc Hiếu, PGS, TS. Tô Huy Rứa, PGS, TS. Nguyễn Thế Kỷ, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, TS. Nguyễn Đình Hòa, GS, TS. Dương Xuân Ngọc, GS, TSKH. Phan Xuân Sơn, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Lưu Văn An, PGS, TS. Phạm Huy Kỳ, PGS, TS. Nguyễn Vũ Tiến

     3

 

2. NGÀNH CHÍNH TRỊ HỌC CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG

 

TT

Hướng nghiên cứu

Họ tên, học vị, học hàm

người hướng dẫn NCS

Số NCS có thể nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Về công tác tư tưởng – văn hóa

- Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng-văn hóa.

- Hệ thống quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác tư tưởng – văn hóa.

- Đổi mới nội dung, phương thức công tác tư tưởng trong điều kiện một đảng cầm quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.

- Công tác tư tưởng với ngăn chặn, đẩy lùi "lợi ích nhóm" và tham nhũng chính sách.

- Công tác tư tưởng với việc phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng, phát huy dân chủ trong Đảng và năng lực thực hành dân chủ trong xã hội.

- Công tác tư tưởng với quá trình hoạch định, thực hiện, phân tích, kiểm tra, giám sát, đánh giá chính sách.

-  Một số trào lưu, học thuyết mới về xã hội trên thế giới và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần xã hội Việt Nam

- Những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác lý luận, công tác  tuyên truyền và công tác cổ động ở Việt Nam.

PGS,TS. Lương Khắc Hiếu

PGS,TS. Phạm Huy Kỳ

GS. TS Hoàng Chí Bảo

GS,TS. Dương Xuân Ngọc

PGS,TS. Trương Ngọc Nam

PGS,TS. Lưu Văn An

PGS,TS. Hoàng Quốc Bảo

PGS,TS. Trần Thị Anh Đào

PGS,TS. Đào Duy Quát

PGS, TS. Nguyễn Viết Thông

PGS,TS Ngô Văn Thạo

PGS, TS Ngô Đình Xây

PGS,TS. Đoàn Thị Minh Oanh

TS. Trương Minh Tuấn

TS. Mai Đức Ngọc

TS. Lương Ngọc Vĩnh

 

 

 

 

 

 

 

1-3

 

 

 

 

 

 

2

Về lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực công tác tư tưởng

- Lãnh đạo, quản lý báo chí, xuất bản trong trong điều kiện mới.

- Lãnh đạo, quản lý hoạt động tuyên truyền miệng trong điều kiện bùng nổ thông tin và phát triển các phương tiện truyền thông mới.

- Lãnh đạo, quản lý văn học - nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới.

- Lãnh đạo, quản lý các hoạt động trong lĩnh vực khoa giáo.

- Vai trò của công tác tư tưởng trong xây dựng hệ giá trị văn hóa,  con người Việt Nam trong giai đoạn mới.

- Vai trò của công tác tư tưởng trong việc khắc phục những rào cản về văn hóa, xã hội, con người Việt Nam đối với sự phát triển và hội nhập quốc tế.

PGS,TS. Lương Khắc Hiếu

PGS,TS. Phạm Huy Kỳ

PGS,TS. Hoàng Quốc Bảo

PGS,TS. Trần Thị Anh Đào

PGS,TS. Phạm Văn Dững

PGS,TS. Nguyễn Vũ Tiến

PGS,TS. Trần Văn Hải

PGS,TS. Nguyễn Thế Kỷ

PGS,TS. Đỗ Chí Nghĩa

PGS,TS. Nguyễn Duy Bắc

PGS, TS. Nguyễn Hữu Thức

GS,TS. Đinh Xuân Dũng

TS. Trương Minh Tuấn

PGS,TS. Phạm Ngọc Trung

TS. Lương Ngọc Vĩnh

TS. Bùi Thế Đức

TS. Nguyễn Thị Hồng

 

1-3

 

 

 

 

3

Về tâm lý, giáo dục trong công tác tư tưởng-văn hóa

- Nghiên cứu và định hướng dư luận xã hội- dư luận xã hội và tin đồn

- Những vấn đề tâm lý học và giáo dục học trong công tác tư tưởng.

- Nghiên cứu đối tượng công tác tư tưởng và nhận diện thực trạng tình hình tư tưởng của các nhóm đối tượng.

PGS,TS. Lương Khắc Hiếu

PGS,TS. Phạm Chiến Khu

PGS,TS. Vũ Hào Quang

PGS,TS. Nguyễn Thành Khải

PGS,TS. Nguyễn Văn Dững

PGS,TS. Mai Quỳnh Nam

TS. Hà Thị Bình Hòa

 

1-2

 

 

 

 

4

Về công tác tổ chức, cán bộ trong công tác tư tưởng

- Đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ công tác tư tưởng trước yêu cầu mới

- Trí thức, văn nghệ sĩ với nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ mới.

 

PGS,TS. Lương Khắc Hiếu

PGS,TS. Phạm Huy Kỳ

PGS,TS. Trần Thị Anh Đào

PGS,TS. Ngô Văn Thạo

PGS,TS. Nguyễn Duy Bắc

PGS,TS. Phạm Ngọc Trung

TS. Mai Đức Ngọc

TS. Bùi Thế Đức

TS. Nguyễn Thị Hồng

 

1-2

 

3. NGÀNH TRIẾT HỌC

 

TT

Hướng nghiên cứu

Họ tên, học vị, học hàm

người hướng dẫn nghiên cứu sinh

Số NCS có thể nhận

1

Di sản kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về triết học

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, GS, TS. Trần Phúc Thăng, PGS, TS. Phạm Văn Đức, PGS, TS. Nguyễn Đình Tường, PGS, TS. Trần Thành, PGS, TS. Nguyễn Thế Kiệt, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương, TS. Nguyễn Đình Cấp, TS. Phạm Chung

5

2

Phép biện chứng duy vật trong thời đại ngày nay

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, GS, TS. Trần Phúc Thăng, PGS, TS. Trần Thành, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương, TS. Nguyễn Đình Cấp

5

3

Lý luận hình thái kinh tế – xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, GS, TS. Trần Phúc Thăng, PGS, TS. Nguyễn Thế Kiệt, PGS, TS. Trần Đăng Sinh, PGS, TS. Vũ Trong Dung, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương,  TS. Phạm Chung, TS. Nguyễn Đức Luận

5

4

Tư duy lý luận và vai trò của triết học trong việc rèn luyện tư duy lý luận

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Phạm Huy Kỳ, PGS, TS. Trần Đăng Sinh, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà, PGS, TS. Nguyễn Đình Tường, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương, TS. Vũ Công Thương

3

5

Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, GS, TS. Trần Phúc Thăng, PGS, TS. Trần Đăng Sinh, PGS, TS. Vũ Trọng Dung, TS. Nguyễn Đình Hòa, PGS. TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương

3

6

Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Lưu Văn An, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Phạm Văn Đức, PGS, TS. Đoàn Thị Minh Oanh, PGS, TS. Trần Thị Anh Đào, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương, TS. Nguyễn Thị Thanh

3

7

Vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Trần Thành, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà, TS. Nguyễn Đình Hòa, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương

3

8

Triết học giá trị và vấn đề giữ gìn phát huy giá trị văn hóa truyền thống

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, GS, TS. Nguyễn Hùng Hậu, PGS, TS. Phạm Văn Đức, PGS, TS. Nguyễn Vũ Hảo, PGS, TS. Trần Đăng Sinh, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Nguyễn Thị Nga, GS, TS. Hồ Sĩ Quý

3

9

Một số vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Nguyễn Văn Phúc, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương

3

10

Triết học cổ điển Đức và vai trò của nó đối với sự ra đời triết học Mác – Lênin

PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Nguyễn Vũ Hảo, TS. Nguyễn Chí Hiếu, PGS, TS. Lương Đình Hải, PGS, TS. Đỗ Minh Hợp, PGS, TS. Nguyễn Đình Tường, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương

3

11

Giá trị và hạn chế của triết học ngoài mác-xit hiện đại (xem xét từ lập trường của triết học duy vật biện chứng)

PGS, TS. Phạm Văn Đức, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Lương Đình Hải, PGS, TS. Nguyễn Vũ Hảo, TS. Nguyễn Chí Hiếu, PGS, TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Trần Hải Minh

3

12

Nho gia và ảnh hưởng của nó với đời sống tinh thần người Việt Nam.

GS, TS. Nguyễn Hùng Hậu,

PGS. Nguyễn Bằng Tường,

PGS, TS. Nguyễn Tài Đông,

PGS, TS. Vũ Trọng Dung

3

13

Phật giáo và ảnh hưởng của nó với đời sống tinh thần của người Việt Nam.

GS, TS. Nguyễn Hùng Hậu,

PGS. Nguyễn Bằng Tường,

TS. Nguyễn Đình Cấp

2

14

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh và quá trình hiện thực hóa các tư tưởng đó trong cách mạng Việt Nam.

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa,

PGS, TS. Nguyễn Thế Kiệt,

TS. Nguyễn Đình Cấp,

TS. Nguyễn Đình Hòa,

PGS, TS. Hoàng Anh

3

15

Chủ nghĩa chủ quan –Các vấn đề lý luận và thực tiễn

GS, TS. Trần Phúc Thăng,

PGS, TS. Trần Văn Phòng,

PGS, TS. Phạm Văn Đức,

PGS, TS. Vũ Văn Viên

2

16

Triết học Mác và vấn đề giáo dục thế giới quan, phương pháp luận cho thế hệ trẻ ở Việt Nam

GS, TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Lương Khắc Hiếu, PGS, TS. Phạm Huy Kỳ, PGS, TS. Trần Đăng Sinh

4

17

Chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều –Các vấn đề lý luận và thực tiễn

GS, TS. Trần Phúc Thăng,

PGS, TS. Phạm Huy Kỳ,

PGS, TS. Hoàng Quốc Bảo,

PGS, TS. Lê Thị Thủy,

PGS, TS. Nguyễn Thị Minh Tâm

3

18

Quá trình đổi mới tư duy lý luận trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

PGS, TS. Trần Thành,

PGS, TS. Nguyễn Đình Tường

2

19

Các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ

PGS,TS. Vũ Trọng Dung,

PGS, TS. Nguyễn Thị Nga,

PGS, TS. Trương Ngọc Nam

3

20

Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

PGS,TS. Nguyễn Thế Kiệt,

PGS, TS. Nguyễn Thị Nga,

PGS, TS. Nguyễn Tài Đông

2

21

Ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản và cuộc đấu tranh chống những biểu hiện của nó trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta

GS, TS. Trần Phúc Thăng,

PGS, TS. Trần Thị Anh Đào,

PGS, TS. Hoàng Quốc Bảo

2

22

Bản sắc văn hóa dân tộc và việc đấu tranh giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam hiện nay

GS, TS. Hồ Sĩ Quý,

PGS, TS. Trần Đăng Sinh,

PGS, TS. Nguyễn Thế Kiệt

2

23

Những biến đổi của các giá trị tinh thần trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

GS, TS. Nguyễn Trọng Chuẩn,

GS, TS. Hồ Sĩ Quý

2

24

Dân chủ và quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

PGS. Bùi Thanh Quất,

GS, TS. Dương Xuân Ngọc

2

25

Sự biến đổi của các quan niệm thẩm mỹ trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

PGS, TS Đỗ Văn Khang,

PGS, TS. Lương Quỳnh Khuê

2

26

Vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ và vai trò của nó với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội

PGS, TS. Nguyễn Thế Kiệt,

PGS, TS. Nguyễn Văn Phúc

2

27

Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế với môi trường ở Việt Nam hiện nay.

PGS, TS. Hoàng Đình Cúc,

TS. Hà Thị Thành,

GS,TS. Nguyễn Trọng Chuẩn

2

28

Tư tưởng, tâm lý nông dân và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam.

GS, TS. Trần Phúc Thăng, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Nguyễn Thị Minh Tâm, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương, TS. Nguyễn Anh Tuấn

2

29

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và vai trò của nó với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay.

PGS, TS. Trần Thành,

PGS, TS. Trương Ngọc Nam

2

30

Ý thức chính trị ở các nhóm xã hội ở Việt Nam -Thực trạng và giải pháp.

PGS, TS. Lương Khắc Hiếu,

PGS, TS. Hoàng Quốc Bảo

2

31

Ý thức pháp luật ở các nhóm xã hội Việt Nam -Thực trạng và giải pháp.

PGS, TS. Nguyễn Thị Nga,

PGS, TS. Nguyễn Thế Kiệt

2

32

Đổi mới phương pháp dạy học Triết học –Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Triết học.

PGS, TS. Vũ Trọng Dung, 

TS. Nguyễn Đình Cấp

2

33

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới nội dung dạy học Triết học ở các trường đại học.

PGS, TS. Trần Thành,

TS. Nguyễn Đình Cấp,

PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương

3

34

Vấn đề nâng cao trình độ tư duy lý luận cho cán bộ, đảng viên ở nước ta.

PGS, TS. Trần Văn Hải, PGS, TS. Đỗ Công Tuấn, PGS, TS. Vũ Văn Viên, PGS, TS. Trần Thị Anh Đào,

PGS, TS. Đoàn Thị Minh Oanh

3

35

Quá trình đổi mới tư duy kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

PGS,TS. Hoàng Đình Cúc

PGS, TS. Trương Ngọc Nam

2

36

Quan hệ giai cấp - dân tộc - thời đại trong bối cảnh thế giới hiện nay

GS, TS. Trần Phúc Thăng,

PGS, TS. Nguyễn Thọ Khang,

TS. Nguyễn Quang Du

2

37

Phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn

PGS, TS. Trần Văn Hải,

PGS, TS. Trần Văn Phòng

2

38

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay - Lý luận và thực tiễn

GS, TS. Hồ Sĩ Quý,

TS. Nghiêm Sỹ Liêm,

PGS, TS. Nguyễn Anh Tuấn

4

39

Sự biến động giai cấp - xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa

GS, TS. Trần Phúc Thăng, PGS. TS. Nguyễn Đình Tường, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương, TS. Nguyễn Quang Du

2

40

Thời kỳ quá độ ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Trần Văn Phòng, PGS, TS. Nguyễn Ngọc Hà, TS. Nguyễn Đình Hòa, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương, TS. Nguyễn Đình Cấp

2

41

Những vấn đề Triết học của công cuộc đổi mới

GS, TS. Lê Hữu Nghĩa, PGS, TS. Hoàng Quốc Bảo, GS, TS. Trần Phúc Thăng, PGS, TS. Hoàng Đình Cúc, PGS, TS. Trương Ngọc Nam, PGS, TS. Bùi Thị Thanh Hương ...

2

 

CÁC TIN KHÁC


    Trang chủ    |     Giới thiệu      |     Tuyển Sinh       |     Tra cứu điểm thi       |      Hỏi đáp     |       Liên hệ