Trang chủ    Giới thiệu    CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO    ĐẠI HỌC VĂN BẰNG 1    Truyền thông đa phương tiện    Sản phẩm truyền thông đa phương tiện (áp dụng cho khóa 38)

Sản phẩm truyền thông đa phương tiện (áp dụng cho khóa 38)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

*

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

 

 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

(Ban hành theo Quyết định số 4983-QĐ/HVBCTT-ĐT ngày 26 tháng 10 năm 2018

của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

 

Cơ sở giáo dục                    : Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục:

Tên văn bằng                      : Cử nhân Truyền thông đa phương tiện

Tên chương trình                : Sản phẩm Truyền thông đa phương tiện

Trình độ đào tạo                 : Đại học

Ngành đào tạo                    : Truyền thông đa phương tiện     Mã số            :7320104

 

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện có khả năng sáng tạo và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện; hiểu và ứng dụng lý thuyết, kỹ năng truyền thông đa phương tiện trong truyền thông xã hội, quản trị website, tổ chức thực hiện các chương trình, chiến dịch truyền thông, các dự án phát triển truyền thông đa phương tiện ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức

- Có kiến thức lý luận chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, hiểu biết về pháp luật Việt Nam liên quan đến ngành học, về quốc phòng an ninh; có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất;

- Có kiến thức cơ bản về tin học ứng dụng phù hợp với chuyên ngành Sản phẩm truyền thông đa phương tiện;

- Có kiến thức cơ bản về lý luận và thực tiễn truyền thông đa phương tiện của Việt Nam và thế giới;

- Có kiến thức chuyên sâu về quy trình và phương pháp sáng tạo, tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông đa phương tiện;

- Có đủ trình độ ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu việc làm và học tập ở bậc sau đại học trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện.

1.2.2. Về kỹ năng

* Kĩ năng cứng

- Kỹ năng sáng tạo nội dung truyền thông đa phương tiện:Kỹ năng nhận diện, phân tích và đánh giá tiêu chuẩn sản phẩm, các dòng sản phẩm truyền thông đa phương tiện trên cơ sở các tiêu chí được học; Kỹ năng thực hành, sáng tạo nội dung sản phẩm truyền thông đa phương tiện: xây dựng, phát triển ý tưởng, viết kịch bản truyền thông, thiết kế thông điệp và hình ảnh, thiết kế ứng dụng, chụp ảnh, quay phim, dựng phim, biên tập tác phẩm và sản phẩm truyền thông đa phương tiện…

- Kỹ năng tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện:Kỹ năng thực hiện, tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông như nhiếp ảnh, phim ngắn, video âm nhạc, các loại hình truyền thông mới như megastory, đồ hoạ 2D, 3D, animations và các kỹ thuật truyền thông số; Kỹ năng điều hành hoạt động sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện trong doanh nghiệp truyền thông và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là đối tác, khách hàng của doanh nghiệp truyền thông.

* Kỹ năng mềm:

- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, làm việc nhóm;

- Có kỹ năng tổng hợp, phân tích, xử lý tình huống, quản lý và lãnh đạo trong hoạt động truyền thông;

- Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học trong công việc chuyên môn.

1.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

-Năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm.

- Năng lực lãnh đạo, dẫn dắt trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành truyền thông.

- Năng lực thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

- Năng lực tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.

- Năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực và đánh giá hiệu quả công việc.

1.3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Người được đào tạo có khả năng đảm nhiệm các vị trí việc làm sau đây:

- Tại các cơ quan quản lý báo chí - truyền thông: Các cơ quan tuyên giáo của các cấp ủy Đảng, các cơ quan quản lý của nhà nước về báo chí, truyền thông ở trung ương và các địa phương

- Tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như: thiết kế, quảng cáo, điện ảnh, các cơ quan báo chí, phát thanh – truyền hình, viễn thông, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, các công ty quan hệ công chúng (PR) và quảng cáo, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thông số, phát triển ứng dụng truyền thông đa phương tiện ở mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hôi, văn hoá, công nghệ, giáo dục, giải trí…

- Tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, tập huấn liên quan đến truyền thông da phương tiện.

   * Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm

- Các vị trí chuyên môn trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thông đa phương tiện (giám đốc sản xuất, giám đốc sáng tạo, đạo diễn, biên kịch, biên tập viên, dẫn chương trình, sản xuất và kinh doanh bản quyền format sản phẩm truyền thông đa phương tiện, giám đốc kinh doanh, giám đốc marketing tại các công ty kinh doanh sản phẩm truyền thông số…).

- Chuyên viên quảng cáo, chuyên viên marketing, chuyên viên quan hệ công chúng, chuyên viên truyền thông xã hội, chuyên viên quản trị thương hiệu, quản trị truyền thông trong khủng hoảng, quản lý hình ảnh;

- Nhà tư vấn tổ chức sản xuất sản phẩm và quản lý hoạt động truyền thông đa phương tiện;

- Chuyên viên quản trị Cổng thông tin điện tử, quản trị website của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp;

- Chuyên viên quản lý chương trình, chiến dịch truyền thông, quản lý và phát triển dự án truyền thông đa phương tiện…

- Khởi nghiệp và làm chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm truyền thông đa phương tiện;

- Ngoài ra, người học sau tốt nghiệp có thể là nguồn đào tạo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực truyền thông đa phương tiện tại các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở đào tạo.

1.4. Trình độ ngoại ngữ

Người học khi tốt nghiệp phải đạt chứng chỉ trình độ tiếng Anh/tiếng Trung bậc 4/6 trở lên, hoặc các chứng chỉ tương đương theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

1.5. Trình độ Tin học

Người học có kiến thức tin học ứng dụng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

2. Căn cứ xây dựng chương trình

2.1. Căn cứ thực tiễn:

2.1.1. Các chương trình đào tạo tham khảo

* Chương trình đào tạo trong nước:

- Chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ truyền thông, Trường Đại học  Công nghệ Thông tin và Truyền thôngnăm 2018.

-  Chương trình đào tạo đại học ngành Truyền thông đa phương tiện, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông năm 2018.

* Chương trình đào tạo quốc tế:

- Chương trình cử nhân truyền thông đa phương tiên, đại học Korea, Hàn Quốc, năm 2018.

-  Chương trình cử nhân truyền thông đa phương tiện, đại học California, Mỹ năm 2018.

2.1.2. Kết quả khảo sát

* Khảo sát nhu cầu xã hội

Để khảo sát về nhu cầu và quy hoạch nguồn lực ngành Truyền thông đa phương tiện, chúng tôi sử dụng hai phương pháp: phỏng vấn an-két 300 phiếu hỏi trong cả nước (100 phiếu tại các tỉnh miền Bắc, 100 phiếu khu vực miền Trung, 100 phíếu miền Nam, tập trung nhiều nhất ở 3 thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh)  phối hợp với phỏng vấn sâu các nhà tuyển dụng để lấy ý kiến nhận xét về chương trình của các nhà tuyển dụng, từ đó điều chỉnh chương trình khung cũng như toàn bộ đề án xin mã ngành Truyền thông đa phương tiện. Về cơ bản, có sự đồng nhất giữa kết quả khảo sát của phương pháp phỏng vấn an-két và phỏng vấn sâu các nhà tuyển dụng tiêu biểu.

Về phương pháp phỏng vấn sâu và Hội thảo khoa học. Chúng tôi gửi khung chương trình tuyển dụng và tiến hành phỏng vấn sâu đồng thời lấy ý kiến đánh giá của 18 nhà lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông, chuyên gia, tổng biên tập các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp truyền thông ở Việt Nam về chương trình đào tạo, tổ chức Hội thảo “Nhu cầu và kinh nghiệm đào tạo truyền thông đa phương tiện hiện nay”. Sau Hội thảo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có quyết định điều chỉnh khung chương trình đào tạo cho phù hợp với kết quả khảo sát thực tiễn đã nêu.Kết quả phỏng vấn sâu cho chúng tôi những nhận định đồng nhất về nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực truyền thông đa phương tiện ở các khu vực như: cơ quan báo chí, cổng thông tin điện tử, bộ phận truyền thông ở các cơ quan, tổ chức, hiệp hội nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp truyền thông.

Trên cơ sở các kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các vị trí trong các đơn vị, tổ chức liên quan đến báo chí truyền thông đều rất cần các nhân lực có trình độ cao về truyền thông đa phương tiện. Tỷ lệ cần các chuyên gia về truyền thông đa phương tiện tại mỗi vị trí đều đạt mức trên 85%. Có thể thấy rằng, việc đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện là nhu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay.

* Khảo sát chất lượng đào tạo với đối tượng sinh viên trước tốt nghiệp năm 2017, 2018 (báo cáo kết quả khảo sát lưu tại Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo).

2.2. Căn cứ pháp lí

- Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;

- Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo về khối lượng kiến thức tối thiểu, năng lực người học đối với trình độ đào tạo đại học, thạc sỹ và tiến sỹ;

- Thông tư 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016 về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

- Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

- Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học.

- Thông tư số 24/2017/TT-BGDĐT ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học.

- Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền ban hành Quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền;

- Công văn số 769/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 Về việc sử dụng tài liệu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT các trình độ của GDĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Chuẩn đầu ra

3.1. Về kiến thức

* Kiến thức đại cương

CĐR 1. Hiểu được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCS Việt Nam.

CĐR 2. Hiểu được một cách hệ thống kiến thức các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn có liên quan đến ngành học, như chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, văn hóa, ngôn ngữ, tâm lý, văn học…

CĐR 3. Vận dụng được phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn trong nghiên cứu.

* Kiến thức cơ sở ngành

CĐR 4. Phân tích được các lý thuyết, mô hình truyền thông, các loại hình truyền thông đa phương tiện; đặc điểm, xu hướng truyền thông thế giới và Việt Nam.

CĐR 5. Phân tích được vấn đề trong lý luận và thực tiễn truyền thông đa phương tiện, bao gồm quản trị truyền thông, xã hội học truyền thông, truyền thông sáng tạo, truyền thông tiếp thị tích hợp.

CĐR 6. Vận dụng được pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông trong các hoạt động truyền thông.

CĐR 7. Xác định được các đặc điểm, chủ thể, khách thể, nguyên tắc của quản trị truyền thông.

CĐR 8. Xác định được các đối tượng công chúng truyền thông và phương pháp nghiên cứu công chúng trong phát triển sản phẩm truyền thông đa phương tiện.

* Kiến thức ngành

CĐR 9. Xác định được các đối tượng cơ bản của truyền thông đa phương tiện.

CĐR 10. Phân tích được các nguyên tắc, tiêu chuẩn nghệ thuật, đồ họa, web ứng dụng trong thiết kế, sản xuất và phát triển, ứng dụng truyền thông đa phương tiện.

CĐR 11. Vận dụng được quy trình và phương pháp thiết kế, xây dựng phát triển và ứng dụng sản phẩm truyền thông đa phương tiện.

CĐR 12. Phân tích được các vấn đề trong tổ chức hoạt động doanh nghiệp truyền thông.

CĐR 13. Vận dụng được quy trình và phương pháp tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông đa phương tiện theo từng lĩnh vực.

* Kiến thức chuyên ngành

CĐR 14. Phân tích được đặc điểm của nhiếp ảnh, phim ngắn, các sản phẩm truyền thông mới như megastory, video, 2D, 3D,.. trong đó tập trung vào nghiên cứu phân tích đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp sáng tạo.

CĐR 15. Vận dụng được các quy trình lập kế hoạch và tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thôngđa phương tiện như  nhiếp ảnh, phim ngắn, megastory, 2D, 3D và animation.

3.2. Về kỹ năng

* Kỹ năng chung

CĐR 16. Sáng tạo trong phân tích có phản biện thông tin và dữ liệu: Khả năng sử dụng thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh đối chiếu thông tin, đưa ra nhận định và kết luận.

CĐR 17.Vận dụng các kỹ năng xác định và phân tích những tình huống phức tạp, đưa ra nhiều phương án lựa chọn để xử lý các vấn đề.

CĐR 18. Vận dụng kỹ năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ lời nói và văn bản một cách trôi chảy, chuẩn xác, hiệu quả.

CĐR 19. Vận dụng kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ bậc 4/6 theo mô tả trong Khung trình độ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ban hành kèm thông tư 01/2014/TT-BGDĐT.

CĐR 20. Vận dụng kỹ năng sử dụng CNTT và truyền thông trình độ cơ bản theo mô tả trong Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin ban hành kèm thông tư 03/2014/TT-BTTT.

* Kỹ năng chuyên biệt cho ngành Truyền thông đa phương tiện

CĐR 21. Sáng tạo trong thâm nhập thực tế, thu thập và xử lý thông tin phục vụ quá trình hoạt động tại các doanh nghiệp truyền thông và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là đối tác của doanh nghiệp truyền thông.

CĐR 22. Sángtạo trongtổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông phù hợp với thị trường.

CĐR 23. Sáng tạo trong sử dụng công cụ, trang thiết bị, phần mềm trong trình bày và sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện.

CĐR 24. Vận dụng các kiến thứcđánh giá chất lượng, hiệu quả trong thực hiện sản xuất sản phẩm truyền thôngđa phương tiện.

CĐR 25. Vận dụng các kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn ở mức có thể hiểu được ý chính của bài nói hoặc viết về các chủ đề quen thuộc trong lĩnh vực truyền thông và có thể diễn đạt được nội dung, ý tưởng về chủ đề dưới hình thức nói và viết.

3.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

CĐR 26. Vận dụng năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm.

CĐR 27. Vận dụng năng lực lãnh đạo, dẫn dắt trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành báo chí-truyền thông; ngành phát triển và ứng dụng truyền thông đa phương tiện.

CĐR 28. Vận dụng năng lực thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.

CĐR 29. Vận dụng năng lực tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.

CĐR 30. Vận dụng năng lực lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực và đánh giá hiệu quả công việc.

4. Thời gian đào tạo: 4 năm.

Tuỳ theo năng lực và điều kiện cụ thể mà sinh viên có thể sắp xếp để rút ngắn tối đa 2 học kỳ chính hoặc kéo dài tối đa 4 học kỳ chính so với thời gian đào tạo quy định trên. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.

5. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 130 tín chỉ (chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh).

6. Đối tượng, tiêu chí tuyển sinh

Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành Truyền thông đa phương tiện, chuyên ngành Sản phẩm truyền thôngđa phương tiện nếu có đủ các điều kiện sau:

- Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm THPT đạt 6,0 trở lên;

- Hạnh kiểm 3 năm THPT xếp loại Khá trở lên.

-  Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

-Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

 Đối tượng là người nước ngoài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ, được ban hành kèm theo Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 Quy định nêu trên.

8. Cách thức đánh giá

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân, được chuyển thành thang điểm 4 và điểm chữ theo quy định tại điều 23; điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích luỹ được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ, được ban hành kèm theo Quyết định số 3777/QĐ-HVBCTT-ĐT ngày 18/10/2017 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

9. Nội dung chương trình

9.1. Cấu trúc chương trình

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 130 tín chỉ (chưa bao gồm 12 tín chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng - An ninh), trong đó:

Khối kiến thức giáo dục đại cương

44

- Khoa học Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

11 tín chỉ

- Khoa học xã hội và nhân văn

15 tín chỉ

Bắt buộc:

9 tín chỉ

Tự chọn:

6 tín chỉ

- Toán và khoa học tựnhiên

3 tín chỉ

- Ngoại ngữ

15 tín chỉ

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

86

- Kiến thức cơ sở ngành

18tín chỉ

Bắt buộc:

12tín chỉ

Tự chọn:

6 tín chỉ

- Kiến thức ngành

28 tín chỉ

                                Bắt buộc:

23 tín chỉ

Thực tế chính trị - xã hội

2 tín chỉ

Tự chọn:

3 tín chỉ

- Kiến thức bổ trợ

11 tín chỉ

                                Bắt buộc:

8 tín chỉ

Tự chọn:

3 tín chỉ

- Kiến thức chuyên ngành

29 tín chỉ

                                Bắt buộc:

23 tín chỉ

Tự chọn:

6 tín chỉ

Tổng cộng

130 tín chỉ

 

9.2. Chương trìnhkhung

 

TT

Mã học phần

Tên học phần

Nội dung cần đạt được của từng học phần (tóm tắt)

Khối lượng kiến thức (LT/TH/

Tự học)

Học phần tiên quyết

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

44

 

1.1. Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

11

 

  1.  

TM01012

Triết học Mác - Lênin

Cung cấp những kiến thức cơ bản, tổng hợp, có hệ thống những vấn đề về của triết học Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử); từ đó, người học có cơ sở và phương pháp nghiên cứu, học tập hợp lý, vận dụng vào quá trình đánh giá các hiện tượng đời sống.

3,0

 (2,5:0,5)

 

  1.  

KT01011

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Nội dung học phần gồm kiến thức về các phạm trù kinh tế cơ bản: hàng hóa, tiền tệ, giá trị, giá cả, cạnh tranh, cung cầu, giá trị thặng dư, tư bản, tích lũy, tuần hoàn, chu chuyển của tư bản, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay, tư bản nông nghiệp, địa tô tư bản, chủ nghĩa tư bản độc quyền, sở hữu, thành phần kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, …

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

CN01002

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang bị những kiến thức cơ bản và hệ thống về các nguyên lý của CNXHKH: quy luật ra đời và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; các vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình xây dựng xã hội XHCN

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

LS01002

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Những kiến thức cơ bản, hệ thống về sự ra đời của Đảng CSVN, sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh giành chính quyền, giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH từ năm 1930 đến nay.

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học phần cung cấp kiến thức cơ bản về Khái niệm, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn học; nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về nhà nước của dân, do dân, vì dân; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về nhân văn, đạo đức và văn hóa.

2,0

 (1,5:0,5)

 

1.2. Khoa học xã hội và nhân văn

15

 

Bắt buộc

9

 

  1.  

NP01001

Pháp luật đại cương

Bao gồm những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước nói chung và Nhà nước CHXHCN Việt Nam nói riêng; Những kiến thức cơ bản về pháp luật và hệ thống pháp luật XHCN; Những kiến thức cơ bản về phòng, chống tham nhũng và pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

3,0

(2,0:1,0)

TM01001

CN01001

 

  1.  

CT01001

Chính trị học

Trang bị những vấn đề lý luận chung nhất của lĩnh vực chính trị, từ việc làm rõ khái niệm chính trị, chính trị học, đối tượng, phương pháp nghiên cứu chính trị học, khái lược lịch sử tư tưởng chính trị đến việc làm rõ các phạm trù: quyền lực chính trị, chủ thể quyền lực chính trị, cơ chế thực thi quyền lực chính trị, quan hệ chính trị với kinh tế, văn hoá chính trị và đặc biệt làm rõ xu hướng chính trị của thế giới và định hướng XHCN ở Việt Nam

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

XD01001

Xây dựng Đảng

Nội dung học phần gồm: vị trí, đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học; những vấn đề lý luận về xây dựng Đảng, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng; các mặt xây dựng nội bộ Đảng (xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức); công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; công tác dân vận của Đảng; Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và các lĩnh vực đời sống xã hội.

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

TG01004

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

Nội dung học phần gồm: nhập môn phương pháp nghiên cứu khoa học; vấn đề nghiên cứu, xây dựng và kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu; đề tài nghiên cứu khoa học: Căn cứ lựa chọn   đề tài khoa học; xây dựng cơ sở lý thuyết cho một đề tài khoa học; xây dựng đề cương nghiên cứu một đề tài khoa học. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học; phương pháp và phân loại phương pháp nghiên cứu; một số phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

2,0

(1,5:0,5)

 

Tự chọn

 

 

  1.  

XH01001

Xã hội học đại cương

Nội dung môn học này làm rõ các kiến thức cơ bản liên quan đến bộ môn Xã hội học như đối tượng nghiên cứu, lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, các khái niệm cơ bản của Xã hội học; các phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành điều tra Xã hội học. Ngoài ra còn tìm hiểu các nội dung cần quan tâm của một số chuyên ngành nghiên cứu Xã hội học như: xã hội học gia đình, xã hội học nông thôn - đô thị, xã hội học truyền thông đại chúng.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

QT02552

Địa chính trị thế giới

Môn học gồm những nội dung cơ bản về vị trí chiến lược của địa lý các khu vực và châu lục trên thế giới: Các đặc điểm địa - chính trị; sự vận động - địa chính trị các châu lục, khu vực trên thế giới qua từ chiến tranh thế giới lần hai nhất đến nay; Địa - chính trị Việt Nam; Địa - chính trị của biển và địa - chính trị biển Đông.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

ĐC01001

Tiếng Việt thực hành

Những nội dung cơ bản, khái quát về lý thuyết tiếng Việt và thực hành tiếng Việt. Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng phân tích, phản biện, sáng tạo sản phẩm báo chí bằng ngôn từ.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

KT01006

Kinh tế học đại cương

Trang bị  những kiến thức cơ bản về bản chất kinh tế của các hoạt động kinh tế và các hiện tượng kinh tế, các quyết định kinh tế của người tiêu dùng, của nhà quản trị doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách, đưa ra công cụ để xác định các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia, phân tích các mối quan hệ lớn trên phạm vi toàn thể nền kinh tế; vai trò điều tiết vĩ mô của chính phủ thông qua hệ thống các chính sách tài khoá, tiền tệ, tỷ giá, giúp vận dụng những kiến thức này vào các hoạt động và tình huống thực tiễn.

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

TT01002

Cơ sở văn hóa Việt Nam

Cung cấp những kiến thức nền tảng, chung nhất về văn hóa Việt Nam trên các mặt: những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa; diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam; vấn đề giao lưu tiếp biến trong văn hóa Việt Nam; mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường…

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

ĐC01006

Ngôn ngữ học đạicương

Trang bị cho sinh viên hiểu biết cơ bản và khái quát về các vấn đề ngôn ngữ học đại cương và trong báo chí - truyền thông; các kỹ năng xử lý ngôn từ, kỹ năng sáng tạo ngôn ngữ trong mối quan hệ với đối tượng tiếp nhận.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

TG01007

Tâm lý họcxã hội

Trang bị cho sinh viên nắm vững các tri thức cơ bản của Tâm lý học xã hội nhằm phát hiện, lý giải và hình thành các tác động đối với các hiện tượng tâm lý xã hội, củng cố niềm tin trong việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động nghề nghiệp tương lai. Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng phân tích, đánh giá các hiện tượng tâm lý xã hội và xây dựng các chiến lược truyền thông nhằm phát triển các mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

2,0

(1,5:0,5)

 

  1.  

QT01001

Quan hệ quốc tế đại cương

Môn học gồm các nội dung cơ bản và hệ thống về quan hệ quốc tế như khái niệm, đặc trưng của quan hệ quốc tế; chủ thể và các mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, đặc biệt nhấn mạnh đến quốc gia độc lập có chủ quyền và tổ chức quốc tế; các quy luật trong quan hệ quốc tế; xung đột và hợp tác trong quan hệ quốc tế; các vấn đề toàn cầu; đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2,0

 (1,5:0,5)

 

  1.  

ĐC01004

Lý luận văn học

Những kiến thức cơ bản về lý luận văn học và ứng dụng trong thực tiễn, lí giải rõ các thành tố làm nên văn học và mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố đó với văn học; tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học và các loại hình nghệ thuật, định vị chính xác Văn học trong các hệ thống, trong các mối quan hệ.

2,0

(1,5:0,5)

 

1.3. Tin học

3

 

  1.  

ĐC01005

Tin học ứng dụng

Trang bị các kiến thức cơ bản về CNTT; sử dụng máy tính và mạng; sử dụng các phần mềm xử lý văn bản (Microsoft Word,…), xử lý bảng tính (Microsoft Excel,…), thiết kế trình chiếu (Microsoft PowerPoint,…) và yêu cầu sinh viên làm bài tập ứng dụng.

3,0 (1,0:2,0)

 

1.4. Ngoại ngữ(chọn học tiếng Anh hoặc tiếng Trung)

15/30

 

  1.  

NN01015

Tiếng Anh học phần 1

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:  Các thời thể ngữ pháp tiếng Anh dành cho sinh viên trình độ tiền trung cấp (Pre-intermediate); từ vựng được sử dụng trong các tình huống hàng ngày; các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ tiền trung cấp. Bước đầu sinh viên tập nghe giảng bằng tiếng Anh trong các bài học tiếng Anh.

4,0  (2,0:2,0)

 

  1.  

NN01016

Tiếng Anh học phần 2

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về: Các thời thể ngữ pháp tiếng Anh ở mức độ nâng cao hơn so với học phần Tiếng Anh 1. So sánh đối chiếu sự khác nhau giữa các hành động lời nói. Cung cấp từ vựng để nói về các chủ điểm quen thuộc như gia đình, sở thích, công việc…. Cách cấu tạo, kết hợp và sử dụng các loại từ vựng.Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ giữa tiền trung cấp và trung cấp.

4,0

 (2,0:2,0)

 

  1.  

NN01017

Tiếng Anh học phần 3

Học phần này giúp sinh viên ôn tập và củng cố những kiến thức cơ bản về: các hiện tượng ngữ pháp ở mức phức tạp như so sánh, bị động, câu điều kiện…Cung cấp từ vựng ở hầu hết các chủ điểm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện các kỹ năng Nghe Nói Đọc Viết thông qua các dạng bài tập đa dạng: kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu, viết thư/viết đoạn văn, trao đổi về một số chủ đề quen thuộc.

4,0

 (2,0:2,0)

 

  1.  

NN01023

Tiếng Anh học phần 4

Học phần ôn tập và củng cố những kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ, kỹ năng thực hành tiếng. Từng bước trang bị một số lượng từ vựng liên quan đến các lĩnh vực học tập chuyên môn thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ trung cấp (Intermediate). Học phần cũng cung cấp một số kiến thức và kỹ thuật làm bài thi tiếng Anh theo các dạng thức đề thi hiện đang được sử dụng tại Việt Nam.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

NN01019

Tiếng Trung học phần 1

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phần ngữ âm, các nét cơ bản và các nguyên tắc viết chữ Hán đề có thể viết chữ Hán. Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cơ bản như: chào hỏi, giới thiệu được bản thân, gia đình, bạn bè, mua bán….Rèn luyện các kỹ năng nghe, đọc, viết với các chủ đề đơn giản.

4,0

(2,0:2,0)

 

  1.  

NN01020

Tiếng Trung học phần 2

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản vềcách viết chữ Hán, so sánh được một số  âm Hán Việt, nắm được một số hiện tượng ngữ pháp cơ bản, cung cấp từ vựng cơ bản đểtrình bày vềcác chủ điểm thông thường như công việc, sở thích, học tập, gia đình... Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết tiếng Hán ở mức độ tiền trung cấp.

4,0

 (2,0:2,0)

 

  1.  

NN01021

Tiếng Trung học phần 3

Môn học cung cấp kiến thức về các loại câu trong tiếng Hánvà cách diễn đạt phổ biến với các chủ điểm gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Giao tiếp trong những tình huống đơn giản thông qua việc trao đổi thông tin trực tiếp. Miêu tả về các tình huống giao tiếp và những vấn đề gần gũi, liên quan trực tiếp đến cuộc sống. Học phần cũng cung cấp một số kiến thức và kỹ thuật làm bài thi tiếng Trung HSK3 nhằm giúp sinh viên đạt được chuẩn đầu ra phù hợp.

4,0

 (2,0:2,0)

 

  1.  

NN01024

Tiếng Trung học phần 4

Học phần ôn tập và củng cố những kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ tiếng Hán, các kỹ năng thực hành tiếng Hán. Từng bước trang bị một số lượng từ vựng liên quan đến các lĩnh vực học tập chuyên môn thuộc các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ đọc, nghe, nói, viết ở mức độ trung cấp. Học phần cũng cung cấp một số kiến thức và kỹ thuật làm bài thi tiếng Trung HSK4 cho sinh viên  đáp ứng chuẩn đầu ra

3,0

(1,5:1,5)

 

2. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

86

 

2.1. Kiến thức cơ sở ngành

18

 

Bắt buộc

12

 

  1.  

BC02801

Lý thuyết truyền thông

Kiến thức chung vềmô hình và lý thuyết truyền thông; truyền thông liên cá nhân, truyền thông đại chúng và mạng xã hội; truyền thông trong khủng hoảng; chu trình truyền thông, lập kế hoạch truyền thông; giám sát, đánh giá và duy trì hoạt động truyền thông. Nhữngkỹ năng và nguyên lý truyền thông thông qua phân tích các chiến dịch, kế hoạch truyền thông trong thực tế và thực hành lập kế hoạch chương trình/ chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, ttruyền thông vận động và truyền thông thay đổi hành vi.

3,0

 (1,5:1,5)

 

  1.  

PT02306

Pháp luật và đạo đức báo chí– truyền thông

Những tri thức cơ bản, hệ thống và cập nhật về pháp luật liên quan đến hoạt động truyền thông; các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực truyền thông,quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền thông; tự do ngôn luận, tự do ngôn luận trên báo chí; địa vị pháp lý của báo chí ví và nhà báo; Quanniệm về đạo đức nghề nghiệp báochí truyền thông; cơ sở quy định đạo đức nghề nghiệp; các quy ước đạo đức nghề nghiệp; tiêu chí đánh giá về đạo đức nghề nghiệp; vấn đề tư dưỡng và rèn luyện đạo đức nghề nhiệp của nhà báo - nhà truyền thông...

3,0 

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC02115

Công chúng báo chí – truyền thông

Học phần cung cấp kiến thức, kỹ năng về công chúng báo chí - truyền thông: khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò công chúng; Hoạt động tiếp nhận của công chúng; Phương pháp tiếp cận công chúng; Chiến lược và giải pháp phát triển công chúng. Sinh viên được thực hành nghiên cứu công chúng báo chí - truyền thông, rèn luyện các kỹ năng tiếp cận, nghiên cứu công chúng bằng các sản phẩm truyền thông.

3,0 

(1,5:1,5)

 

  1.  

QQ02101

Quan hệ công chúng và quảng cáo

Trang bị cho người học hệ thống lý thuyết cơ bản về quan hệ công chúng và quảng cáo, các mô hình truyền thông được sử dụng trong lĩnh vực này. Người học có thể phân biệt rõ được sự khác nhau giữa khái niệm, vai trò và chức năng của quan hệ công chúng và quảng cáo; mối quan hệ của các ngành nghề này với các ngành nghề khác trong lĩnh vực truyền thông; được trang bị các kỹ năng phân tích và đánh giá các sản phẩm hoặc các chiến dịch truyền thông; kỹ năng lập kế hoạch truyền thông trong hoạt động PR và quảng cáo.

3,0

(1,5:1,5)

 

Tự chọn

6/18

 

  1.  

BC02104

Quản trị báochí - truyền thông

Học phần bao gồm những nội dung kiến thức, kỹ năng cơ bản, khái quát về quản trị báo chí - truyền thông như: Kỹ năng quản trị nội dung các lĩnh vực truyền thông trong các cơ quan báo chí; Kỹ năng quản trị nội dung các lĩnh vực truyền thông trong tổ chức; Kỹ năng quản trị các tiến trình truyền thông thông đối nội và đối ngoại; … ở các bình diện khác nhau.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC02803

Tâm lý học báo chí – truyền thông

Những nội dung cơ bản, khái quát về tâm lý học và kiến thức cơ bản về tâm lý báo chí truyền thông. Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng phân tích, phản biện và vận dụng tâm lý giao tiếp, tâm lý học sáng tạo và tâm lý tiếp nhận các sản phẩm báo chí truyền thông.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC02905

Truyền thông sáng tạo

Trên cơ sở lý thuyết về sáng tạo và tâm lý học sáng tạo, học phần này đề cập tới vai trò, nguyên tắc và phương thức sáng tạo trong quá trình tổ chức, sản xuất các sản phẩm truyền thông đa phương tiện, đề xuất, thử nghiệm và thực hiện các dự án truyền thông sáng tạo, từ đó rèn luyện kỹ năng phát triển ý tưởng và tư duy sáng tạo, ứng dụng trong đời sống và nghề nghiệp truyền thông đại chúng.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

PT02807

Truyền thông xã hội và mạng xã hội

Học phần giới thiệu cho sinh viên các loại hình báo chí (truyền thống và hiện đại), cách thức và phương pháp ứng dụng các loại hình báo chí như: báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử... trong thực tiễn; xu hướng phát triển của các loại hình báo chí; tổ chức và quản lý hoạt động của các loại hình báo chí...

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

QQ02607

Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC)

Học phần cung cấp kiến thức và kỹ năng xác định mục tiêu, đối tượng, đưa ra thông điệp/ý tưởng sáng tạo và chọn kênh phù hợp trong một chiến dịch truyền thông tiếp thị tích hợp. Đây là những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên cần trang bị để vận dụng trong hoạt động truyền thông tiếp thị sau khi tốt nghiệp ngành học.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

QT03629

Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế

Trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản, có hệ thống về thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế, về lịch sử hình thành và phát triển của các loại hình, vị trí, vai trò của từng loại hình trong hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế.

3,0

(1,5:1,5)

 

2.2. Kiến thức ngành

28

 

  1.  

BC02701

Nhập môn Truyền thông đa phương tiện

Trang bị các kiến thức tổng quan đa phương tiện, mối quan hệ giữa báo chí và đa phương tiện, làm thế nào đễ tích hợp các sản phẩm đa phương tiện vào báo chí. Trên cơ sở thực tiễn, sinh viên sẽ tìm hiểu một số kỹ thuật và sản phẩm đa phương tiện hiện đại và cách xây dựng một kênh đa phương tiện hiệu quả. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên bắt buộc phải nắm được để vận dụng trong hoạt động chuyên môn sau khi tốt nghiệp ngành học.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC02601

Thiết kế web và ứng dụng

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thiết kế web và các vấn đề liên quan đến nội dung và quản trị nội dung trên nền tảng web. Ngoài ra học phần còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc quản trị triển khai các ứng dụng trên nền tảng web. Sau khi học xong học phần này, sinh viên thành thạo các kĩ năngcơ bản vềThiết kế web và ứng dụng, phục vụ cho các hoạt động học tập cũng như tácnghiệp truyền thông sau khi tốt nghiệp.

4,0

(1,5:2,5)

 

  1.  

BC02602

Mỹ thuật

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về mỹ thuật như: các khái niệm liên quan; nguyên lý cơ bản về nghệ thuật tạo hình; các nguyên tắc cơ bản về hình họa; các nguyên tắc cơ bản về trang trí; các nguyên tắc cơ bản về bố cục, đường nét, mảng khối và màu sắc; vận dụng kiến thức mỹ thuật trong sáng tạo tác phẩm/sản phẩm truyền thông. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên bắt buộc trang bị để vận dụng trong quá trình học tập cũng như công tác chuyên môn sau khi tốt nghiệp ngành học.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC02603

Thiết kế đồ hoạ

Học phần cung cấp cho người học những kiến thức tổng quan về thiết kế đồ họa, các phần mềm ứng dụng trong sáng tạo sản phẩm đồ họa. Kết thúc học phần, sinh viên có thể tự sáng tạo các tác phẩm đồ họa phục vụ sản xuất các sản phẩm truyền thông. Sau khi học xong học phần này, sinh viên thành thạo các kĩ năngcơ bản vềThiết kế đồ họa, phục vụ cho các hoạt động học tập cũng như hoạt độngtruyền thông sau khi tốt nghiệp.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

PT02601

Sảnxuất Audio

Học phần có 3 chương, trangbịcác kiến thức về vai trò của audio trong môi trường truyền thông số, đặc điểm, xu hướng sử dụng audio, một số phần mềm biên tập âm thanh để sản xuất audio;thực hành kỹ năngsản xuất audio, trang bị kỹ năng vận dụngkiến thức về audiotổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

PT02602

Sản xuất Video

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tư duy và cách quay, dựng hình ảnh để sản xuất được những sản phẩm video; Những kỹ năng trong sản xuất video từ viết các dạng kịch bản đến kỹ năng quay phim, dựng phim... Thông qua những kiến thức lý thuyết để đạt được hiệu quả thực hành: Sản xuất một videoclip theo chủ đề; vận dụng trong tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC02604

Viết cho truyền thông đa phương tiện

Trang bị những nội dung cơ bản, khái quát về truyền thông đa phương tiện; các yêu cầu và nguyên tắc viết cho sản phẩm truyền thông đa phương tiện. Sinh viên sẽ thực hành viết các sản phẩm truyền thông đa phương tiện theo các nhóm sản phẩm khác nhau. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên bắt buộc cần nắm được để vận dụng trong các hoạt động liên quan sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC02952

Thực tế chính trị - xã hội

Người học thâm nhập thực tiễn; thu thập kiến thức chính trị - xã hội, nhất là cơ cấu tổ chức và nguyên tắc vận hành của hệ thống chính trị các cấp; viết báo cáo đánh giá về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội; bước đầu thực hành các bước trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí – truyền thông tại thực địa.

2,0

(1,0:1,0)

 

Tự chọn

3/12

 

  1.  

BC02605

Truyền thông chính sách

Học phần bao gồm những nội dung và phương pháp cơ bản, hệ thống và khái quát về truyền thông chính sách, chủ yếu dựa trên thực tiễn Việt Nam. Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng nhận diện, phân tích, phản biện chính sách, kỹ năng thiết kế và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông chính sách và phương pháp đánh giá truyền thông chính sách.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

QQ02642

Truyền thông doanh nghiệp

Học phần cung cấp cho sinh viên hiểu biết cơ bản và khái quát về truyền thông doanh nghiệp, không chỉ là truyền thông bên trong doanh nghiệp mà còn là giữa doanh nghiệp với các nhân tố bên ngoài và giữa các doanh nghiệp với nhau. Các lý thuyết về truyền thông doanh nghiệp, truyền thông trong khủng hoảng cùng các ví dụ cũng được giới thiệu và phân tích.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC02607

Truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ

Những kiến thức cơ bản về truyền thông khoa học và giáo dục trong đời sống xã hội; thông tin về truyền thôngkhoa học và giáo dục và một số vấn đề đặt ra. Sinh viên nghiên cứu, thực hành sản xuất tác phẩm truyền thông về lĩnh vực khoa học và giáo dục; sản xuất sản phẩm chuyên đề về lĩnh vực khoa học và giáo dục.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC02608

Truyền thông văn hóa - nghệ thuật

Những nội dung cơ bản, khái quát về truyền thông lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật. các kỹ năng phân tích, phản biện và sáng tạo các sản phẩm, chiến dịch truyền thông lĩnh vực văn hóa-nghệ thuật trên các bình diện khác nhau.

3,0

(1,0:2,0)

 

2.3. Kiến thức bổ trợ

11

 

Bắt buộc

8

 

  1.  

BC02609

Tiếng Anh chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng liên quan đến tiếng Anh chuyên ngành truyền thông đa phương tiện. Đây là những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên bắt buộc phải nắm được để vận dụng trong giao tiếp, công việc chuyên môn sau khi tốt nghiệp ngành học.

5,0

(2,0:3,0)

 

  1.  

BC02610

Bản quyền và sở hữu trí tuệ

Học phần trang bịnhững nội dung cơ bản, chuyên sâu về bản quyền và sở hữu trí tuệ. Vận dụng các kiến thức này trong hoạt động báo chí – truyền thông. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên cần nắm được để vận dụng trong các hoạt động liên quan công việc truyền thông sau khi tốt nghiệp ngành học.

3,0

(1,0:2,0)

 

Tự chọn

3/12

 

  1.  

BC02611

Quản trị - kinh doanh sản phẩm truyền thông số

Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các dòng sản phẩm truyền thông số và nghiệp vụ kinh doanh truyền thông số, phương thức kinh doanh sản phẩm truyền thông số, từ đó hướng dẫn ứng dụng và đề xuất ý tưởng, kế hoạch kinh doanh ở các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp truyền thông ở Việt Nam. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên bắt buộc cần nắm được để vận dụng trong các hoạt động liên quan quản trị - kinh doanh sản phẩm truyền thông sốsau khi tốt nghiệp ngành học.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC02612

Tổ chức và an toàn thông tin

Học phần này giới thiệu các nguy cơ với một hệ thống thông tin bao gồm về kỹ thuật và các vấn đề về quản lý, con người. Qui trình và các điểm chú ý khi xây dựng một chương trình bảo đảm an toàn bảo mật hệ thống thông tin, một số chính sách điển hình trong hệ thống thông tin. Một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn thông tin trong lưu trữ và truyền thông tin trên mạng máy tính. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên bắt buộc cần nắm được để vận dụng trong các hoạt động liên quan Tổ chức và an toàn thông tin sau khi tốt nghiệp ngành học.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

QQ02641

Xây dựng thương hiệu và hình ảnh

Học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng và thực hành về xây dựng thương hiệu và hình ảnh cũng như các phương thức, kỹ thuật liên quan. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên cần nắm được để vận dụng trong các hoạt động liên quan Xây dựng thương hiệu và hình ảnh sau khi tốt nghiệp ngành học.

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC02614

Quản trị truyền thông trong khủng hoảng

Học phần nhằm xây dựng cho sinh viên hiểu biết cơ bản và khái quát về quản trị khủng hoảng và quản trị truyền thông trong khủng hoảng, kỹ năng quản trị khủng hoảng và quản trị truyền thông trong khủng hoảng, có tâm thế chủ động phòng ngừa khủng hoảng truyền thông và sẵn sàng xử lý khủng hoảng trong trường hợp khẩn cấp theo đúng nguyên tắc của quản trị truyền thông. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên cần nắm được để vận dụng trong các hoạt động liên quan quản trị truyền thông sau khi tốt nghiệp ngành học.

3,0

(1,5:1,5)

 

2.3. Kiến thức chuyên ngành

30

 

Bắt buộc

24

 

  1.  

BC03701

Animation (Hoạt hình)

Học phần trang bịnội dung cơ bản,khái quát về sản phẩm hoạt hình; những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên bắt buộc cần nắm được để sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất sản phẩm và vận dụng kiến thức về hoạt hình trong quản lý và ứng dụng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành học.

4,0

(1,5:2,5)

 

  1.  

BC03702

Siêu phẩm số (mega-story)

Học phần trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên bắt buộc cần nắm được để sáng tạo nội dung,tổ chức sản xuất sản phẩm và vận dụng kiến thức về mega-story trong quản lý và ứng dụng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ngành học

3,0

(1,5:1,5)

 

  1.  

BC03703

Video âm nhạc (MV)

Học phần trang bịnhững nội dung cơ bản, khái quát về video âm nhạc: sáng tạo và tổ chức sản xuất video âm nhạc. Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng phân tích, phản biện và sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất sản phẩm, video âm nhạc trên các bình diện khác nhau. Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên bắt buộc cần nắm được để vận dụng trong các hoạt động quản lý, tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện sau khi tốt nghiệp ngành học.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03643

Thực tập nghiệp vụ

Những kiến thức thực tiễn hoạt động lĩnh vực truyền thông đa phương tiện trong chương trình đào tạo năm học thứ ba. Cụ thể: tiếp cận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… để tìm hiểu, nắm bắt những hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… (tổ chức hoạt động; quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông; các hoạt động ứng dụng truyền thông đa phương tiện); thâm nhập thực tiễn để thu thập kiến thức chính trị - xã hội và tổ chức sản xuất, ứng dụng sản phẩm truyền thôngđa phương tiện; viết báo cáo đánh giá về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội và những thu nhận về đợt thực tập;…

4,0

(0,5:3,5)

 

  1.  

BC03644

Thực tập tốt nghiệp

Những kiến thức thực tiễn hoạt động lĩnh vực truyền thông đa phương tiện trong chương trình đào tạo năm học thứ tư. Cụ thể: tiếp cận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… để tìm hiểu, nắm bắt những hoạt động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp…; thâm nhập, nắm bắt và nghiên cứu thực tiễn trên các mặt như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…, vận dụng những kiến thức đã học để thực hành kỹ năng hoạt động nghề nghiệp của người làm truyền thông. Đồng thời, qua đợt thực tập này, sinh viên sẽ xác định cụ thể hơn vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; xây dựng và hiện thực hóa mối quan hệ với các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan truyền thông; xây dựng nền tảng để khởi nghiệp.

4,0

(0,5:3,5)

 

  1.  

BC04943

Sản phẩm tốt nghiệp/Khóa luận tốt nghiệp

Sinh viên chọn lựa một trong ba hình thức, đó là làm sản phẩm tốt nghiệp hoặc viết khoá luận tốt nghiệp, dự án tốt nghiệp. Sinh viên lựa chọn đề tài, dưới sự hướng dẫn của giảng viên trong thời gian 4 tháng, thực hiện hoàn chỉnh, thành công sản phẩm tốt nghiệp/khoá luận tốt nghiệp/dự án tốt nghiệp để đánh giá lại kiến thức, kỹ năng của mình trong 4 năm học.

6,0

(0,5: 5,5)

 

Học phần thay thế khóa luận

6,0

 

  1.  

BC03704

Nghiên cứu thị trường truyền thông

Học phần hệ thống cho sinh viên hiểu biết cơ bản và khái quát về thị trường truyền thông; xu thế phát triển trên thế giới và tại Việt Nam. Đồng thời môn học cũng hệ thống, phân loại và chỉ rõ đặc điểm của thị trường truyền thôngở Việt Nam, những yêu cầu kỹ năng cần có đối với nhân lực tham gia vào hoạt động của thị trường này.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03705

Biên tập sản phẩm đa phương tiện

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng biên tập sản phẩm truyền thông đa phương tiện: đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc biên tập sản phẩm đa phương tiện,sản phẩm truyền thông số. Sinh viên thực hành kỹ năng biên tập sản phẩm truyền thông đa phương tiện cụ thể.

3,0

(1,0:2,0)

 

Tự chọn

6/18

 

  1.  

BC03706

Phim ngắn

Học phần trang bị những kiến thức cơ bản về thể loại và quy trình sản xuất phim ngắn. Đồng thời sinh viên hiểu được quy trình sản xuất một tác phẩm phim ngắn và có kỹ năng phân tích phim cũng như hoàn thiện thực tế được một bộ phim với trọn vẹn các giai đoạn.Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên bắt buộc cần nắm được để vận dụng trong các hoạt động quản lý, tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện sau khi tốt nghiệp ngành học.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03707

Báo chí -truyền thông dữ liệu

Học phần cung cấp cho sinh viên các vấn đề cơ bản của báo chí và truyền thông dữ liệunhư khái niệm,lịch sử, vai trò, đặc điểm, hệ thống các loại hình báo chí – truyền thông dữ liệu mới; ứng dụng báo chí – truyền thông dữ liệu trong sáng tạo nội dung, tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí – truyền thông ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ quan báo chí và các doanh nghiệp truyền thông Việt Nam hiện nay. Sau khi học xong học phần này, sinh viên thành thạo các kĩ năng tìm kiếm và xử lí dữ liệu, phục vụ cho các hoạt động tácnghiệp báo chí – truyền thông.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03708

Kỹ xảo và hiệu ứng

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về kỹ xảo và hiệu ứng trong sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện. Thực hành kỹ xảo và hiệu ứng trong tổ chức sáng tạo nội dung và tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông đa phương tiện có.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03709

Quản trị hệ thống CMS

Học phần trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành về hệ thống CMS của website và báo mạng điện tử. Thực hành sử dụng và vận hành, quản lý hệ thống CMS trong thực tiễn.

3,0

(1,0:2,0)

 

  1.  

BC03710

Nhiếp ảnh

Học phần bao gồm những nội dung cơ bản lịch sử ra đời của nhiếp ảnh; các phương pháp tạo hình và lý thuyết về các thể loại nhiếp ảnh. Sinh viên sẽ thực hành các kỹ năng phân tích, phản biện và sáng tạo các sản phẩm ảnh, bao gồm cả ảnh nghệ thuật và ảnh

báo chí.

3,0

(1,5:2,5)

 

  1.  

PT03925

Dẫn chương trình

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về hoạt động dẫn chương trình: Hiểu được vị trí, vai trò, đặc trưng của hoạt động dẫn chương trìnhvà của người dẫn chương trình; Nắm được kỹ năng cơ bản để dẫn chương trình nói chung và kỹ năng dẫn một số dạng chương trình cụ thể; Hiểu được các dạng sự cố và cách xử lý khi dẫn chương trình… Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà sinh viên cần nắm được để vận dụng trong các hoạt động liên quan hoạt động truyền thông sau khi tốt nghiệp ngành học.

3,0

(1,5:1,5)

 

Tổng

130

 

 

9.3. Ma trận chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

Ma trận chuẩn đầu ra của chương trình đào tạochuyên ngành Sản phẩm truyền thông đa phương tiện là bảng đốiứng chuẩn đầu ra (CĐR) chương trình với các modul, học phần trong chương trình đào tạo, thể hiện sự đóng góp của các mô đun, học phần trong hình thành chuẩn đầu ra, được xác định thành hai cấp độ như sau:

Cấp độ 1 (1). Học phần giới thiệu các nội dung kiến thức/kỹ năng liên quan đến chuẩn đầu ra nhưng sinh viên chưa được thực hành (CĐR) đó.

Cấp độ 2 (2). Sinh viên được thực hành CĐR, các nội dung kiểm tra đánh giá được CĐR.

 

TT

Mã học phần

Chuẩn đầu ra

Kiến thức

Kỹ năng

Năng lực tự chủ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

1

TM01012

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

KT01011

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

CN01002

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

TH01001

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

LS01002

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

NP01001

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

CT01001

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

XD01001

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

TG01004

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

XH01001

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

QT02552

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

ĐC01001

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

KT01004

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

TT01002

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

ĐC01006

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

TG 0100

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

QT01001

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

ĐC01004

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

ĐC01005

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

NN01015

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

NN01016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

NN01017

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

NN01018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

NN01019

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

NN01020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

NN01021

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

27

NN01022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

28

BC02801

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

2

 

 

 

 

 

1

 

 

1

 

29

PT02306

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

1

1

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

30

QQ02101

 

 

 

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

31

BC02115

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

32

BC02104

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33

BC02803

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

34

BC02905

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35

PT02807

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

36

QQ02607

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

37

QT03629

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

38

BC02701

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

39

BC02601

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

40

BC02602

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

2

 

2

 

 

2

2

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

41

BC02603

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

2

 

 

2

2

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

42

PT02601

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

2

 

 

2

2

 

2

 

 

 

1

1

 

1

 

43

PT02602

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

2

 

 

2

2

2

2

 

 

 

1

1

 

1

 

44

BC02604

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

2

2

2

 

 

 

1

1

 

1

 

45

BC02952

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

 

1

1

 

 

 

2

 

 

1

 

1

1

1

1

1

46

BC02605

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

1

 

1

 

47

QQ02642

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

1

 

48

BC02607

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

1

1

 

49

BC02608

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

1

1

 

50

BC02609

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

2

2

2

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

51

BC02610

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

1

2

 

52

BC02611

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

1

1

 

53

BC02612

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

1

 

 

54

QQ02641

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

1

1

 

55

BC02614

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

1

1

1

 

56

BC03701

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

 

1

1

1

1

 

57

BC03702

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

 

 

2

 

 

2

2

 

2

1

1

1

1

 

58

BC03703

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

2

2

 

2

1

1

1

1

 

59

BC03706

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

2

2

 

2

1

1

1

1

 

60

BC03707

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

2

2

 

2

1

1

1

1

 

61

BC03708

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

2

2

 

2

1

1

1

1

 

62

BC03709

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

2

2

 

2

1

1

1

1

 

63

BC03710

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

2

2

 

2

1

1

1

1

 

64

PT03925

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

 

 

 

2

 

 

2

2

 

2

1

1

1

1

 

65

BC03643

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

 

1

1

1

 

 

2

2

2

1

1

1

 

 

 

 

66

BC03644

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

 

1

1

1

 

 

2

2

2

1

1

1

1

1

1

1

67

BC04943

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

2

1

 

 

2

2

1

2

1

1

1

1

1

1

68

BC03704

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

1

1

 

 

 

1

2

1

2

 

1

1

1

1

1

69

BC03705

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

1

1

1

 

 

1

2

1

2

1

1

1

1

1

1

10. Hướng dẫn thực hiện:

10.1. Kế hoạch đào tạo dự kiến:

TT

học phần

Học phần

Số tín chỉ

Học kỳ

1

2

3

4

5

6

7

8

1

TM01012

Triết học Mác – Lênin

3.0

 

X

 

 

 

 

 

 

2

KT01011

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

2.0

 

 

 

 

X

 

 

 

3

CN01002

Chủ nghĩa xã hội khoa học

2.0

 

 

 

X

 

 

 

 

4

TH01001

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2.0

 

 

 

X

 

 

 

 

5

LS01002

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2.0

 

 

 

X

 

 

 

 

6

NP01001

Pháp luật đại cương

3.0

X

 

 

 

 

 

 

 

7

CT01001

Chính trị học

2.0

 

 

 

X

 

 

 

 

8

XD01001

Xây dựng Đảng

2.0

 

 

 

 

X

 

 

 

9

TG01004

Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn

2.0

 

 

 

X

 

 

 

 

10

XH 01001

Xã hội học đại cương

2.0

X

 

 

 

 

 

 

 

11

QT 02552

Địa chính trị thế giới

2.0

X

 

 

 

 

 

 

 

12

ĐC 01001

Tiếng Việt thực hành

2.0

X

 

 

 

 

 

 

 

13

KT 01004

Kinh tế học đại cương

2.0

X

 

 

 

 

 

 

 

14

TT 01002

Cơ sở văn hóa Việt Nam

2.0

X

 

 

 

 

 

 

 

15

ĐC01006

Ngôn ngữ học đạicương

2.0

X

 

 

 

 

 

 

 

16

TG 01007

Tâm lý họcxã hội

2.0

X

 

 

 

 

 

 

 

17

QT01001

Quan hệ quốc tế

2.0

X

 

 

 

 

 

 

 

18

ĐC01004

Lý luận văn học

2.0

X

 

 

 

 

 

 

 

19

ĐC01005

Tin học ứng dụng

3.0

X

 

 

 

 

 

 

 

20

NN01015

Tiếng Anh học phần 1

4.0

X

 

 

 

 

 

 

 

21

NN01016

Tiếng Anh học phần 2

4.0

X

 

 

 

 

 

 

 

22

NN01017

Tiếng Anh học phần 3

4.0

 

X

 

 

 

 

 

 

23

NN01018

Tiếng Anh học phần 4

3.0

 

X

 

 

 

 

 

 

24

NN01019

Tiếng Trung học phần 1

4.0

X

 

 

 

 

 

 

 

25

NN01020

Tiếng Trung học phần 2

4.0

X

 

 

 

 

 

 

 

26

NN01021

Tiếng Trung học phần 3

4.0

 

X

 

 

 

 

 

 

27

NN01022

Tiếng Trung học phần 4

3.0

 

X

 

 

 

 

 

 

28

BC02801

Lý thuyết truyền thông

3.0

 

X

 

 

 

 

 

 

29

PT02306

Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông

3.0

 

X

 

 

 

 

 

 

30

QQ02101

Quan hệ công chúng và quảng cáo

3.0

 

X

 

 

 

 

 

 

31

BC02115

Công chúng báo chí – truyền thông

3.0

 

 

X

 

 

 

 

 

32

BC02104

Quản trị báochí - truyền thông

3.0

 

 

 

 

X

 

 

 

33

BC02803

Tâm lý học báo chí – truyền thông

3.0

 

 

 

 

X

 

 

 

34

BC02905

Truyền thông sáng tạo

3.0

 

 

 

 

X

 

 

 

35

PT02807

Truyền thông xã hội và mạng xã hội

3.0

 

 

 

 

X

 

 

 

36

QQ02607

Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC)

 

3.0

 

 

 

 

X

 

 

 

37

QT03629

Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế

 

3.0

 

 

 

 

X

 

 

 

38

BC02701

Nhập môn Truyền thông đa phương tiện

3.0

 

 

 

X

 

 

 

 

39

BC02601

Thiết kế web và ứng dụng

3.0

 

 

 

X

 

 

 

 

40

BC02602

Mỹ thuật

3.0

 

 

 

 

X

 

 

 

41

BC02603

Thiết kế đồ hoạ

3.0

 

 

 

 

X

 

 

 

42

PT02601

Sảnxuất Audio

3.0

 

 

 

 

X

 

 

 

43

PT02602

Sản xuất Video

3.0

 

 

 

 

 

 

X

 

44

BC02604

Viết cho truyền thông đa phương tiện

3.0

 

 

 

 

 

 

X

 

45

BC02952

Thực tế chính trị xã hội

 

 

 

 

X

 

 

 

 

46

BC02605

Truyền thông chính sách

3.0

 

 

 

 

 

 

X

 

47

QQ02642

Truyền thông doanh nghiệp

3.0

 

 

 

 

 

 

X

 

48

BC02607

Truyền thông về giáo dục, khoa học và công nghệ

3.0

 

 

 

 

 

 

X

 

49

BC02608

Truyền thông văn hóa - nghệ thuật

 

 

3.0

 

 

 

 

 

 

X

 

50

BC02609

Tiếng Anh chuyên ngành Truyền thông đại chúng

5.0

 

 

 

X

 

 

 

 

51

BC02610

Bản quyền và sở hữu trí tuệ

3.0

 

 

 

 

 

 

X

 

52

BC02611

Quản trị - kinh doanh sản phẩm truyền thông số

3.0

 

 

X

 

 

 

 

 

53

BC02612

Tổ chức và an toàn thông tin

3.0

 

 

X

 

 

 

 

 

54

QQ02641

Xây dựng thương hiệu và hình ảnh

3.0

 

 

X

 

 

 

 

 

55

BC02614

Quản trị truyền thông trong khủng hoảng

3.0

 

 

X

 

 

 

 

 

56

BC03701

Animation (Hoạt hình)

3.0

 

 

 

 

 

X

 

 

57

BC03702

Siêu phẩm số (mega-story)

4.0

 

 

 

 

 

 

 

 

58

BC03703

Video âm nhạc (MV)

3.0

 

 

 

 

 

X

 

 

59

BC03706

Phim ngắn

3.0

 

 

 

 

 

X

 

 

60

BC03707

Báo chí - truyền thông dữ liệu

3.0

 

 

 

 

 

X

 

 

61

BC03708

Kỹ xảo và hiệu ứng

3.0

 

 

 

 

 

X

 

 

62

BC03709

Quản trị hệ thống CMS

3.0

 

 

 

 

 

X

 

 

63

BC03710

Nhiếp ảnh

3.0

 

 

 

 

 

X

 

 

64

PT03925

Dẫn chương trình

3.0

 

 

 

 

 

X

 

 

65

BC03643

Thực tập nghiệp vụ

 

4.0

 

 

 

 

 

X

 

 

66

BC03644

Thực tập tốt nghiệp

4.0

 

 

 

 

 

 

 

X

67

BC04943

Sản phẩm tốt nghiệp/Khóa luận tốt nghiệp

6.0

 

 

 

 

 

 

 

X

68

BC03704

Nghiêncứu thị trường truyền thôngsố

 

3.0

 

 

 

 

 

 

 

X

69

BC03705

Biên tập sản phẩm đa phương tiện

 

3.0

 

 

 

 

 

 

 

X

 

10.2. Các điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình

* Về cơ sở vật chất, phòng học, trang thiết bị đào tạo

   Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện đã có những cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho công tác giáo dục và đào tạo. Đối với sản phẩm truyền thông đa phương tiện cần có những cơ sở vật chất cơ bản như giảng đường, trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy như máy tính, máy chiếu, loa, mic, phòng thực hành sản xuất sản phẩm truyền thông đa phương tiện, studio đa phương tiện,… Ngoài ra cần có hệ thống các đầu sách, tư liệu tham khảo cập nhật và đa dạng.

   Thêm vào đó, đối với đặc thù chuyên môn, nghiệp vụ, có những yêu cầu cơ sở vật chất đặc thù hơn nhằm đáp ứng được cho việc thực hành môn học được hiệu quả. Cụ thể:

+ Hầu hết các môn học thuộc nhóm cơ sở ngành, chuyên ngành đều cần các thiết bị như máy ảnh, máy quay phim, studio phát thanh và studio truyền hình và các thiết bị chuyên dụng...

+Một số môn như Tổ chức hoạt động doanh nghiệp truyền thông;Nhập môn truyền thông đa phương tiện…:đối với môn học này, sinh viên có thể xây dựng kế hoạch và thực hiện một chuyến đi thực tế (chủ thể và đối tượng do giáo viên lựa chọn). Để tổ chức được bài tập này, cần có kinh phí để tổ chức tùy theo nội dung thực hiện.

+ Một số môn như Nhiếp ảnh; 2D, 3D và animations; siêu phẩm số (megastory); phim ngắn; video âm nhạc,…: đối với các môn học này, sinh viên có thể được tiếp cận với các cơ quan, tổ chức báo chí – truyền thông và các doanh nghiệp báo chí – truyền thông có uy tín trong phát triển và ứng dụng truyền thông đa phương tiện, và (hoặc) thực tế, thực tập nghiệp vụ ở nước ngoài.

+Học phần Thực tập nghiệp vụ:để tăng cường thực tế và gắn với đặc thù nghề nghiệp là sản phẩm truyền thông đa phương tiện, tổ chức cho sinh viên đi kiến tập ở các doanh nghiệp truyền thông và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là đối tác của doanh nghiệp truyền thông. Thông qua các kỳ thực tập này, sinh viên sẽ được quan sát, có trải nghiệm thực tế làm truyền thông chuyên nghiệp. Để thực hiện được chuyến đi này cần có sự hỗ trợ của Học viện về thủ tục, giấy tờ khi liên hệ làm việc, hỗ trợ công tác phí đối với giảng viên, hỗ trợ kinh phí cho sinh viên và sự đóng góp của sinh viên khi tham dự chuyến đi. 

* Về đội ngũ giảng viên

   Đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành Truyền thông đa phương tiệncủa Học viện Báo chí và Tuyên truyền có: 02 Phó giáo sư - Tiến sỹ, 05Tiến sỹ, 04 Nghiên cứu sinh, 7Thạc sĩ Báo chí học, , truyền thông số, truyền thông đa phương tiệncùng một số lượng đông đảo các giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ báo chí học đảm nhận chức danh giảng viên kiêm nhiệm tại khoa.

   Giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo cử nhân ngành truyền thông đa phương tiện được tuyển chọn từ đội ngũ những giảng viên có năng lực và nhiệt huyết với nghề, có kiến thức nền tảng vững chắc, thành thạo ngoại ngữ và công nghệ được đào tạo cơ bản từ các trường có uy tín ở nước ngoài và của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tham gia giảng dạy chương trình này có nhiều nhà truyền thông giỏi, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông và giảng viên mời đến từ các trường đại học đối tác ở nước ngoài của Học viện.

* Về thư viện

Hiện nay, Trung tâm Thông tin Khoa học trực thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở thông tin quan trọng, hỗ trợ giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học trong toàn Học viện. Tổng diện tích sử dụng của Trung tâm là 3419m2 trong đó có 2 phòng đọc diện tích 100m2, số lượng chỗ ngồi là 200 người, phòng bổ sung kỹ thuật, phòng hội thảo khoa học, phòng Internet với trên 20 máy tính phục vụ tra cứu, 4 kho để sách cùng các trang thiết bị phục vụ tương đối hiện đại. Trung tâm Thông tin Khoa học thường xuyên cập nhật các tài liệu mới, tổ chức biên tập, in ấn và phát hành giáo trình, tài liệu học tập phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và sinh viên của Học viện. Đặc biệt, hệ thống thư viện đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đọc với các phòng: phòng đọc sách, phòng đọc báo, tạp chí, phòng mượn tổng hợp, phòng ngoại văn… Hoạt động nghiệp vụ của thư viện được tin học hoá giúp cho việc mượn, trả và quản lý, khai thác có hiệu quả các tài liệu của thư viện. Các sách liên quan đến lĩnh vực chính trị, xã hội, ngoại giao… nói chung và công tác tư tưởng nói riêng rất phong phú, là nguồn tư liệu quý giá để tra cứu tài liệu cho hoạt động đào tạo và học tập.

Nhà trường cũng có Thư viện điện tử hiện đại trang bị hệ thống sách, giáo trình tài liệu tham khảo phong phú đa dạng với 3608 tài liệu. Trong đó có, 362 đề tài khoa học; 249 giáo trình; 33 khóa luận tốt nghiệp; 37 luận án tiến sĩ; 1982 luận văn thạc sĩ; 899 sách tham khảo; 24 tạp chí; 22 thông tin. Bạn đọc có thể đọc toàn văn tài liệu số theo điạ chỉ: thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace.

10.3. Kế hoạch điều chỉnh chương trình

- Thời gian điều chỉnh: 2 năm đánh giá chương trình 1 lần. 4 năm điều chỉnh, đổi mới chương trình 1 lần.

- Việc điều chỉnh chương trình đào tạo được thực hiện theo các bước:

(1) Tổ chức thu thập thông tin, minh chứng liên quan đến sự cần thiết phải cập nhật chương trình đào tạo (những thay đổi trong quy định của nhà nước, của Học viện Báo chí và Tuyên truyền về chương trình đào tạo; những tiến bộ mới trong lĩnh vực khoa học thuộc ngành, chuyên ngành truyền thông; các vấn đề kinh tế xã hội, kết quả nghiên cứu liên quan đến chương trình đào tạo; phản hồi của các bên liên quan; những thay đổi học phần, môn học hoặc nội dung chuyên môn…).

 (2) Dự thảo những nội dung cần sửa đổi, cập nhật chương trình đào tạo và tổ chức lấy ý kiến của giảng viên trong Khoa về các nội dung điều chỉnh.

(3) Trình Hội đồng khoa học Khoa xem xét thông qua các nội dung điều chỉnh.

(4) Khoa nộp cho Học viện bản đề xuất các nội dung điều chỉnh chương trình đào tạo, các tài liệu và biên bản theo quy định.

- Việc điều chỉnh chương trình đào tạo phải tuân thủ theo nguyên tắc:

(1) Chương trình phải đảm bảo tính khoa học và hội nhập; cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết của chương trình đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.

(2) Các học phần mới bổ sung vào chương trình đào tạo hoặc các học phần thuộc chương trình đào tạo có nội dung được điều chỉnh phải có đề cương chi tiết học phần theo mẫu quy định, được Bộ môn thông qua.

(3) Việc đưa môn học mới, bổ sung và điều chỉnh nội dung học phần phải được Hội đồng Khoa học của Khoa thông qua.

 

 

GIÁM ĐỐC

 

(đã ký)

 

Trương Ngọc Nam

 

 

 

 

 

CÁC TIN KHÁC


    Trang chủ    |     Giới thiệu      |     Tuyển Sinh       |     Tra cứu điểm thi       |      Hỏi đáp     |       Liên hệ